Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp. Trẻ em, thanh thiếu niên dễ mắc bệnh do chưa có kháng thể.

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp. Trẻ em, thanh thiếu niên dễ mắc bệnh do chưa có kháng thể. Bệnh có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây vô sinh.
Biểu hiện của bệnh
Bệnh quai bị do một loại virut thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Nguồn lây bệnh quai bị là người đang mắc bệnh quai bị lây cho người lành chưa có kháng thể chống virut quai bị .
Bệnh quai bị nguy hiểm thế nào?
Thời kỳ ủ bệnh kéo dài vài ba tuần lễ, sau đó xuất hiện sốt cao đột ngột, có thể thân nhiệt lên tới 38 - 39oC kèm theo đau đầu, mệt mỏi toàn thân, chán ăn, ngủ kém. Sau khi sốt cao kéo dài từ 1 - 3 ngày thì tuyến nước bọt bị sưng to.
Đầu tiên là sưng một bên, sau vài ngày tiếp tục sưng tuyến nước bọt còn lại, thường sưng 2 bên không đối xứng (một bên sưng to, một bên có thể nhỏ hơn). Một số trường hợp do tuyến nước bọt sưng rất to làm cho cằm, cổ bạnh ra gây biến dạng cả bộ mặt, khó nhai, khó nuốt.
Da ở vùng tuyến nước bọt sưng, căng, bóng, không đỏ, nhưng khi sờ vào vùng da đó thấy nóng và bệnh nhân kêu đau.
Có 3 vị trí đau điển hình của bệnh quai bị trong dấu hiệu viêm tuyến nước bọt là góc thái dương - hàm, điểm mỏm xương chũm và góc xương hàm dưới. Sốt thường kéo dài trong vòng 10 ngày, sau khi hết sốt, sưng tuyến nước bọt cũng giảm dần.
Đặc điểm nổi bật của viêm tuyến nước bọt của bệnh quai bị là không bị hóa mủ (trừ khi có bội nhiễm thêm vi khuẩn khác).
Ngoài viêm tuyến nước bọt, virut còn gây tổn thương cho một số bộ phận khác của cơ thể như viêm tinh hoàn (nam giới), viêm buồng trứng (nữ giới). Viêm tinh hoàn do virut quai bị hay gặp nhất ở lứa tuổi đang dậy thì và lứa tuổi trưởng thành (thanh thiếu niên).
Sau khi viêm tuyến nước bọt từ 5 - 7 ngày thì xuất hiện biến chứng viêm tinh hoàn. Tỷ lệ bị viêm tinh hoàn từ 10 - 30%. Đặc điểm nổi bật của viêm tinh hoàn là thường xảy ra một bên, tỷ lệ viêm tinh hoàn 2 bên gặp ít hơn.
Khi bị viêm tinh hoàn, xuất hiện sốt trở lại, đôi khi thân nhiệt còn tăng hơn lúc ban đầu của viêm tuyến nước bọt. Tinh hoàn sưng to, đau. Khi sờ vào tinh hoàn thấy mật độ chắc và nhìn thấy da bìu bị phù nề rõ rệt, căng, bóng, đỏ.
Ngoài ra, có thể xuất hiện viêm mào tinh hoàn, viêm thừng tinh hoàn, thậm chí xuất hiện tràn dịch màng tinh hoàn trong những trường hợp bệnh nặng.
Viêm tinh hoàn kéo dài từ 3 - 5 ngày sẽ hết sốt. Tinh hoàn cũng giảm dần độ sưng nề và giảm đau cho đến 3 - 4 tuần lễ sau đó mới hết sưng và hết đau hẳn.
Có thể biến chứng nguy hiểm
Đáng lo ngại nhất của viêm tinh hoàn là biến chứng teo tinh hoàn (phải theo dõi một thời gian dài khoảng vài tháng mới có thể biết chắc chắn), tuy vậy, tỷ lệ teo tinh hoàn do virut quai bị rất thấp (0,5%).
Nếu teo tinh hoàn một bên, chức năng của tinh hoàn còn lại vẫn hoạt động bình thường, nhưng khi đã bị teo cả 2 bên sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tình dục và sinh sản (vô sinh).
Ngoài biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới, ở nữ giới khi bị quai bị cũng có thể bị biến chứng viêm buồng trứng tuy rằng chỉ chiếm tỷ lệ thấp.
Biến chứng viêm tụy cấp tính, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, giảm bạch cầu cũng có thể gặp do biến chứng của bệnh quai bị nhưng không nhiều.
Mặc dù những biến chứng này của bệnh quai bị gặp với tỷ lệ thấp nhưng rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh cho nên cần hết sức cảnh giác
Bệnh quai bị nguy hiểm thế nào? - Ảnh 1.
Tiêm phòng quai bị cho trẻ. Ảnh: Trần Minh
Khi bị bệnh quai bị nên làm gì?
Khi nghi là bị bệnh quai bị, nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bởi vì viêm tuyến nước bọt không chỉ do virut quai bị mà còn nhiều loại virut hoặc vi khuẩn khác.
Đối với thể bệnh viêm tuyến nước bọt không phải do virut quai bị, cần vệ sinh họng, miệng, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Có thể súc họng, miệng bằng các dung dịch nước muối sinh lý và một số dung dịch sát khuẩn khác.
Dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Ngoài ra, người bệnh cần uống nhiều nước vì sốt làm mất nước, mất chất điện giải, tốt nhất là uống dung dịch oresol. Cần nghỉ ngơi tại giường, tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ cao mắc bệnh quai bị (lứa tuổi thanh thiếu niên) tối thiểu 10 ngày.
Đối với thể bệnh có viêm tinh hoàn, cần nghỉ ngơi tại giường khi tinh hoàn vẫn còn sưng, đau. Cần thiết mặc quần lót để treo nhẹ tinh hoàn lên.
Đối với nam giới có viêm tinh hoàn hoặc nữ giới bị viêm buồng trứng thì rất cần có ý kiến tư vấn của bác sĩ khám bệnh. Khi nghi ngờ có biến chứng, cần vào viện để được theo dõi chặt chẽ.
Cần cách ly người bệnh với người lành. Người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế đúng tiêu chuẩn để hạn chế đến mức tối đa virut lây sang người chăm sóc, từ đó chúng lây cho người lành khác.
Đối với đối tượng có nguy cơ cao (thanh, thiếu niên, người chưa có miễn dịch chống virut quai bị), cần tiêm vaccin phòng bệnh. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để tạo cho cơ thể có đủ kháng thể đặc hiệu chống lại virut quai bị.

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

Thói quen ninh xương ống, lọc lấy nước nấu cháo để quấy bột cho trẻ dưới ba tuổi có thể khiến trẻ bị còi xương và thiếu chất.

Khi trẻ vào độ tuổi ăn dặm , các bà mẹ Việt nuôi con nhỏ thường có thói quen ninh xương ống, xương gà, xương heo...lọc lấy nước để quấy bột hoặc cháo cho con.
Thế nhưng, cách làm mà các bà, các mẹ xem là hàng đầu trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ này lại là sai lầm nghiêm trọng. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết chính việc cho trẻ dưới 3 tuổi thường xuyên ăn nước hầm xương sẽ khiến cho trẻ thấp còi, nhẹ cân và kém tiêu hóa.
Trao đổi với chúng tôi về điều này, BS CK I Trần Thị Minh Nguyệt (Viện Nutifood Việt Nam) cho rằng: “Đây là một sai lầm trong chăm sóc trẻ, nước hầm xương có vị ngọt thơm tạo cảm giác ngon miệng, nhiều bà mẹ cho rằng bao nhiêu tinh túy bổ dưỡng nằm ở đó nên cho trẻ ăn thường xuyên.
Nước hầm xương có thực sự tốt cho trẻ dưới 3 tuổi?
Tuy nhiên, nước hầm xương hầu như không có các chất dinh dưỡng như đạm, canxi mà thành phần nhiều nhất trong nước hầm là mỡ động vật.
Trong xương có canxi nhưng là canxi vô cơ, cơ thể không hấp thu được và cho dù hầm kỹ đến đâu cũng không theo ra nước hầm được, đạm cũng không tan trong nước nên không có trong nước hầm”.
Do đó theo BS Nguyệt, việc cho bé ăn nước hầm xương thường xuyên có nguy cơ gây suy dinh dưỡng do thiếu chất và mất cân đối thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần.
Bởi, cho dù tùy vào lứa tuổi và khẩu vị của từng bé mà người mẹ có thể chế biến thực phẩm sao cho phù hợp nhưng buộc phải đảm bảo làm sao bát bột/cháo luôn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm...); chất béo (dầu, mỡ); chất bột đường (bột, gạo); vitamin và khoáng chất (rau xanh, củ).
Ngoài ra, các chất này cần được cân đối lượng vừa phải để vừa cung cấp đủ năng lượng, dưỡng chất, vừa giúp bé hấp thu và tiêu hóa tốt.
Nước hầm xương có thực sự tốt cho trẻ dưới 3 tuổi? - Ảnh 1.
Để tránh tình trạng thiếu cân bằng dinh dưỡng cho trẻ ở độ tuổi ăn dặm dẫn đến việc thấp còi, thiếu năng lượng... BS Minh Nguyệt đưa ra lời khuyên: “Nên cho bé ăn cả xác thịt, cá, rau củ và đảm bảo khẩu phần ăn của trẻ đa dạng, có đủ các nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn.
Các bà mẹ thỉnh thoảng sử dụng nước hầm xương nhưng chỉ xem là cách giúp thực phẩm thơm ngon hơn, đổi khẩu vị cho bé. Phải chú ý vớt bỏ lớp mỡ bên trên nước hầm và phải cho bé ăn đủ thịt, cá, rau củ, ăn cả xác”.

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

HLV Park Hang Seo hôm qua cho biết, U23 Việt Nam đã chơi bóng như những chiến binh quả cảm và giành quyền vào chung kết một cách xứng đáng.
Bước vào phòng họp báo tại sân vận động Thường Châu trong tràng pháo tay của những người có mặt, HLV Park Hang Seo hôm qua cho biết: “Tôi đã nói về điều đặc biệt U23 Việt Nam có thể làm được, và tôi nghĩ rằng hôm nay, sự đặc biệt của chúng tôi vẫn tiếp tục. Đây là thành quả từ sự nỗ lực của các cầu thủ. Họ đã chơi như những chiến binh. Tôi rất cảm ơn họ vì điều đó. Chúng tôi đã hứa không làm buồn lòng người hâm mộ và hôm nay đội đã làm được”.
Thầy trò HLV Park Hang Seo.
Theo HLV Park Hang Seo, ông khá lo lắng với tình hình thể lực của U23 Việt Nam sau 4 trận liền phải căng sức với các đối thủ mạnh. Tuy nhiên, ông đã động viên các cầu thủ vượt qua khó khăn để chơi bóng. Ở trận đấu hôm qua, HLV Park Hang Seo cho biết do Công Phượng và Duy Mạnh bị đau, ông đã buộc phải thay cả hai. Điều may mắn là các phương án thay thế đều chơi tốt.
“Trong đội của tôi 23 cầu thủ đều có vai trò quan trọng như nhau, ai khi vào sân cũng tuân theo kỷ luật của đội. Hôm nay Duy Mạnh bị đau, và tôi đã phải thay Hồng Duy vào, và cậu ấy đã chơi tốt. Hồng Duy tham gia tấn công rất tốt”-HLV Park Hang Seo cho biết.
Trận đấu hôm qua là lần đầu tiên U23 Việt Nam bị đối phương dẫn trước ở giải đấu lần này, và tới 2 lần. Theo HLV Park Hang Seo, điều may mắn là dù vậy đội vẫn giành chiến thắng. Nhà cầm quân người Hàn Quốc gửi lời cảm ơn Đức Huy, khi anh vừa nhận tin có người thân mất một ngày trước trận, nhưng vẫn nỗ lực để chơi bóng. “Chúng ta còn một trận chung kết nữa để chờ điều đặc biệt”-HLV Park Hang Seo vui vẻ nói.
Trong khi đó, HLV Felix Sanchez thừa nhận, U23 Việt Nam đã giành chiến thắng xứng đáng. Ông Sanchez nói: “Tôi đã dự báo về một trận đấu khó khăn, và hôm nay diễn biến đúng như vậy. U23 Việt Nam đã chơi rất tốt để giành quyền vào chung kết. Tuy nhiên, tôi cũng rất tự hào với các cầu thủ của mình, vì họ đã nỗ lực tối đa. Không dễ để có thể chơi tốt 5 trận đấu liên tục. Chúng tôi đã thắng 4 trận cho tới khi thua trận này. Bóng đá có lúc thắng, có lúc thua, tôi hy vọng các cầu thủ của mình sẽ trưởng thành hơn trong tương lai”.
Do chiến thắng, U23 Việt Nam sẽ không phải di chuyển mà ở lại Thường Châu để chơi trận chung kết, diễn ra ngày 27/1 tới với đối thủ U23 Uzbekistan. 

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, điện thoại đã và đang trở thành "vật bất ly thân" của nhiều người. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng và dùng chúng sai cách có thể gây hại cho sức khỏe. Do đó, hãy thực hiện những nguyên tắc sau để dùng điện thoại đúng cách bạn nhé.

Không nên để điện thoại ở túi quần, áo

Nhiều người thường có thói quen "tiện tay" để luôn điện thoại trong túi quần, áo. Tuy nhiên, thói quen này thực chất lại không hề có lợi cho sức khỏe chút nào. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa bức xạ điện thoại và khả năng sinh sản bị suy giảm ở nam giới.

Thay vì để điện thoại theo thói quen này, bạn hãy cất chúng vào túi xách. Khi không cần dùng hoặc lúc ngủ, bạn cũng nên để điện thoại ra xa người hoặc đặt chế độ máy bay.

Người hay dùng điện thoại hãy ghi nhớ những nguyên tắc sau để không gây hại sức khỏe - Ảnh 1.

Không áp sát điện thoại vào má

Màn hình điện thoại là nơi tiếp xúc trực tiếp với tay và thường chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn. Thói quen áp điện thoại vào má khi nghe khiến vi khuẩn xâm nhập vào da. 

Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mụn trứng cá khó chịu. Để tránh làm hại làn da, bạn nên tránh để điện thoại áp vào da mặt. Ngoài ra, thường xuyên vệ sinh màn hình cũng giúp hạn chế tình trạng này hơn.

Người hay dùng điện thoại hãy ghi nhớ những nguyên tắc sau để không gây hại sức khỏe - Ảnh 2.

Điều chỉnh ánh sáng phù hợp

Nếu bạn thường xuyên dùng điện thoại thì việc điều chỉnh ánh sáng phù hợp sẽ giúp hạn chế các vấn đề về thị giác. Để điện thoại quá tối hay quá sáng đều không có lợi cho mắt khi nhìn liên tục trong thời gian dài. Do đó, hãy điều chỉnh ánh sáng phù hợp với mắt mỗi khi dùng chúng. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn chế độ ánh sáng bảo vệ mắt khi dùng vào ban đêm đã có ở nhiều thiết bị điện thoại.

Người hay dùng điện thoại hãy ghi nhớ những nguyên tắc sau để không gây hại sức khỏe - Ảnh 3.

Không sử dụng điện thoại ngay trước khi ngủ

Việc sử dụng các thiết bị điện tử ngay trước khi ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ do ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại gây ức chế melatonin. 

Nghiên cứu cho thấy, mức độ melatonin giảm sẽ gây mất ngủ và tăng nguy cơ mắc ung thư. Lúc này, hãy cất điện thoại ra xa hoặc bật chế độ máy bay để đảm bảo hiệu quả cho giấc ngủ.

Người hay dùng điện thoại hãy ghi nhớ những nguyên tắc sau để không gây hại sức khỏe - Ảnh 4.

Không dùng điện thoại khi đi vệ sinh

Thói quen dùng điện thoại khi đi vệ sinh sẽ vô tình rước cả ổ vi khuẩn vào người. Những vi khuẩn tích tụ trên điện thoại có thể xâm nhập vào cơ thể và gây hại sức khỏe. 

Thói quen vừa "giải quyết" vừa nghịch điện thoại cũng khiến tuần hoàn máu ở khoang chậu bị ảnh hưởng, lâu dài gây ảnh hưởng đến hoạt động của ruột. Sau khi biết được thông tin này, bạn hãy thay đổi ngay thói quen trên nhé.

Người hay dùng điện thoại hãy ghi nhớ những nguyên tắc sau để không gây hại sức khỏe - Ảnh 5.

Không vừa sạc vừa dùng điện thoại

Đã có không ít những trường hợp dùng điện thoại khi sạc gây cháy nổ rất nguy hiểm. Bởi vậy, bạn nên tránh dùng điện thoại trong khi đang sạc pin để không gặp những trường hợp đáng tiếc. Bên cạnh đó, lựa chọn các thiết bị sạc đảm bảo cũng giúp hạn chế được tình trạng nguy hiểm này.

Người hay dùng điện thoại hãy ghi nhớ những nguyên tắc sau để không gây hại sức khỏe - Ảnh 6.

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

Rượu thuốc có thể dùng chữa bệnh hoặc có thể "bổ ngang, bổ dọc" hoặc "bổ âm, bổ dương", nhưng dùng rượu chung với thuốc thì rất dễ dàng bổ... ngửa.

Rượu bia có thể tương tác với nhiều loại dược phẩm, từ loại được kê toa, không cần kê toa, đến các loại dược thảo tưởng chừng vô hại... Tuy nhiên, sự tương tác này đem lại hậu quả vô cùng tai hại cho sức khỏe. Dưới đây là những loại dược phẩm cần đặc biệt lưu tâm:
Kết quả hình ảnh cho rượu thuốc
Thuốc kháng dị ứng
Rất nhiều loại thuốc kháng dị ứng được bán không cần toa bác sĩ. Nếu không được hướng dẫn kỹ càng, người dùng cứ vô tư mà đưa cay giải sầu theo kiểu "mọi chuyện đã có…thuốc lo".
Viện Quốc gia về lạm dụng rượu và nghiện rượu Mỹ (NIAAA) khuyến cáo những người sử dụng các thuốc kháng dị ứng không được "nhắp môi" vì rượu sẽ gây choáng váng, xây xẩm và làm tăng tác động của thuốc. Những loại thuốc kháng dị ứng phổ biến là loratadine, diphenhydramine, chlorpheniramine và ceterizine.
Uống rượu bia trong thời gian dùng thuốc là tự hại mình Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Thuốc chống lo âu
Những người đang dùng các loại thuốc chống lo âu như alprazolam, lorazepam và clonazepam không được uống rượu bia. Nếu quên lo mà chén chú chén anh thì sẽ bị khó thở, ảnh hưởng đến trí nhớ, mất khả năng kiểm soát vận động và ngộ độc thuốc.
Thuốc trị tiểu đường
Những bệnh nhân tiểu đường type 2 đang sử dụng các loại dược phẩm như metformin và glyburide để kiểm soát đường huyết khi uống rượu bia sẽ làm giảm đường huyết (hypoglycaemia) một cách nghiêm trọng. Ở cấp độ nặng có khi phải vào bệnh viện cấp cứu. Nếu uống rượu lúc bụng đói thì mức độ gây hại càng cao.
Thuốc trị cao huyết áp
Có rất nhiều dược phẩm dùng để kiểm soát huyết áp. Thuốc trị cao huyết áp không được uống chung với rượu bia vì có thể gây bất tỉnh, loạn nhịp tim, choáng váng...
Thuốc làm giãn cơ
Những thuốc làm giãn cơ, trị đau cơ thường là những thuốc làm dịu kết hợp với các chất như cyclobenzaprine hay carisoprodol có thể gây xây xẩm, choáng váng, khó thở, suy giảm trí nhớ...
Kết quả hình ảnh cho uống rượu khi dung thuốc
Thuốc giảm đau loại narcotic
Tuyệt đối không được uống rượu khi dùng các thuốc giảm đau narcotic như oxycodone hay hydrocodone vì sẽ gây ra sự rối loạn hành vi, mất kiểm soát vận động, khó thở, có vấn đề về trí nhớ, quá liều thuốc...
Các loại dược thảo
Nhiều người nghĩ rằng dược thảo rất an toàn vì chúng có nguồn gốc thiên nhiên. Tuy nhiên, vài loại dược thảo gây tác hại nghiêm trọng nếu tương tác với bia rượu. Một số gây tổn thương gan, xây xẩm, uể oải...
Thuốc giảm đau thông thường
Đây là sai lầm mọi người thường gặp và hay được "áp dụng" nhất. Khi uống rượu thường hay bị nhức đầu, nhức mình, ta thường "chữa cháy" bằng các loại thuốc giảm đau như paracetamol, aspirine... Paracetamol (panadol) nếu uống chung với rượu sẽ có thể gây tổn thương gan, suy gan.
Tại Mỹ, nguyên nhân số 1 gây suy gan là do sử dụng paracetamol chung với rượu bia. Paracetamol không những đứng "solo" mà còn có chung trong thành phần của những loại thuốc khác, do đó càng làm tăng nguy cơ tổn thương gan khi dùng chung rượu bia. Bản thân rượu bia cũng đã là một sát thủ đối với gan.
Đằng này lại thêm paracetamol thì cũng như "song kiếm hợp bích" đâm nát lá gan. Đã có vài trường hợp suy gan nặng do uống paracetamol chung với rượu đến nỗi phải ghép gan.
Riêng aspirin và các chất kháng viêm không steroidal (nonsteroidal anti-inflammatory drugs - NSAIDs) sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa. Nguy cơ này càng tăng thêm nếu bụng đói, uống rượu bia...
Thuốc kháng trầm cảm
Những bệnh nhân trầm cảm càng nên đặc biệt lưu ý. Khi trầm cảm người ta thường "mượn rượu giải sầu". Tuy nhiên, các loại thuốc kháng trầm cảm sẽ gây hại cho cơ thể khi uống rượu. Rượu làm tăng hoạt động của thuốc nên nguy cơ ngộ độc thuốc dễ xảy ra. Các loại thuốc trầm cảm khi dùng chung với rượu sẽ càng tăng thêm cảm giác vô vọng và làm tăng nguy cơ tự kết liễu đời mình.
Kết quả hình ảnh cho uống rượu khi dung thuốc
Kẻ "lừa thầy, phản bạn"
Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo rằng tốt nhất là nên tránh xa rượu bia khi đang dùng dược phẩm bởi vì rượu bia có thể làm tăng hay giảm tác động của thuốc. Các dạng dược phẩm khác nhau sẽ có những tương tác khác nhau đối với rượu bia. Nếu không lưu ý, không cẩn trọng là bạn tự "thuốc" mình.
Dù là bệnh mãn tính dùng thuốc suốt đời hay dùng thuốc để chữa những bệnh cấp thời, rượu bia bao giờ cũng là kẻ "lừa thầy, phản bạn". Do chưa có nghiên cứu nào về việc uống rượu trước hay sau uống thuốc bao lâu thì cặp đôi không hại gan nên lời khuyên tốt nhất là đừng uống rượu trong khi dùng thuốc.

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Áp lực cuộc sống khiến con người phải đối mặt với căng thẳng, lo lắng, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến trầm cảm. Dưới đây là 7 biểu hiện cảnh báo nguy cơ của trầm cảm mà chúng ta có thể đã bỏ qua.

1. Tim đập nhanh

Giật mình với những biểu hiện trầm cảm thường bị bỏ qua - 1

Không chỉ xảy ra khi vận động mạnh, tim đập nhanh được biết đến như là biểu hiện của sự lo lắng, nếu xảy ra thường xuyên thì rất có thể bạn đang phải đối mặt với giai đoạn đầu của căng thẳng mãn tính.

Điều này là do khi bạn căng thẳng, áp lực, bộ não sẽ giải phóng các hormone có thể làm tim đập mạnh.

2. Đổ mồ hôi tay

Giật mình với những biểu hiện trầm cảm thường bị bỏ qua - 2

Bạn có bao giờ cảm thấy lòng bàn tay mình đổ mồ hội khi cảm thấy quá căng thẳng? Giống như tim, đây là dấu hiệu của sự lo lắng, thường xảy ra khi tuyến mồ hôi của bạn được kích thích.

3. Đau bụng

Giật mình với những biểu hiện trầm cảm thường bị bỏ qua - 3

Trong tình trạng bạn lo lắng, hồi hộp, các bộ phận trong cơ thể sẽ không hoạt động được như bình thường, đặc biệt là bộ phận tiêu hóa. Bạn sẽ thường xuyên trải qua những cơn đau dạ dày, có thể nhanh chóng biến thành hội chứng ruột kích thích (IBS).

4. Đau đầu

Giật mình với những biểu hiện trầm cảm thường bị bỏ qua - 4

Nếu bị căng thẳng liên tục, bạn cũng có thể bị đau đầu mãn tính. Thông thường, tình trạng này sẽ xuất hiện vào ban ngày và có thể kéo dài trong nhiều tháng. Nhiều nghiên cứu đã liên kết lo lắng và trầm cảm với các chứng đau đầu.

5. Luôn mệt mỏi

Giật mình với những biểu hiện trầm cảm thường bị bỏ qua - 5

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng tâm trí và cơ thể luôn có những phản ứng liên kết. Vậy nên khi tâm trí bạn bị căng thẳng sẽ làm cho cơ thể chịu không ít áp lực. Hậu quả của vấn đề đó là cơ thể sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng.

6. Không thể tập trung

Giật mình với những biểu hiện trầm cảm thường bị bỏ qua - 6

Theo các nghiên cứu, lo lắng và trầm cảm thường có thể khiến bạn muốn tách biệt khỏi xã hội để có một không gian riêng tập trung giải quyết vấn đề. Nhưng khoa học đã chứng minh, nếu bạn suy nghĩ trong tình trạng căng thẳng sẽ hạn chế khả năng tư duy vì cơ bản não bộ đã không thể tập trung.

7. Mất ngủ

Giật mình với những biểu hiện trầm cảm thường bị bỏ qua - 7

Khi mọi thứ xung quanh trở nên tĩnh lặng nhưng bạn vẫn thấy rất khó ngủ, đã đến lúc bạn cần chú ý tới sức khoẻ tâm thần của mình. Nếu để lâu, cơ thể phải đương đầu với mệt mỏi vì thiếu ngủ, dẫn đến khả năng xử lí các công việc bị giảm sút.

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Chọn kính không kỹ lưỡng, vắt kiệt sức lao động của mắt hay ăn uống thiếu chất là những sai lầm khiến chiếc kính cận bạn đang đeo ngày càng dày.

Những sai lầm khi đeo kính cận khiến bạn bị tăng số




Do việc tiếp xúc với đồ công nghệ thường xuyên như máy tính, điện thoại di động, tivi... nên bạn sẽ rất khó để giữ được đôi mắt luôn sáng rõ, tinh tường. Đó là lý do vì sao bạn phải nhờ đến sự trợ giúp của những cặp kính cận để cải thiện khả năng nhìn tốt hơn.
can-thi
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng kính cận, rất nhiều người thường mắc phải một số sai lầm phổ biến như dưới đây nên vô tình khiến mắt nhanh tăng độ và khả năng nhìn trở nên kém hơn.

Không đeo kính hoặc rất ít khi đeo kính

Vì lo ngại sẽ bị phụ thuộc vào kính cận nên nhiều người cho rằng càng hạn chế đeo kính càng tốt. Vì vậy một họ sẽ không đeo kính luôn hoặc chỉ đeo kính lúc học, hay lúc làm việc. Thực tế, khi bạn đã mắc tật khúc xạ về mắt, kính là phương tiện để hỗ trợ cho mắt không cần phải căng thẳng, không cần phải làm việc quá sức mà vẫn nhìn rõ như bình thường. Nên trong cuộc sống bình thường, bất cứ lúc nào bạn cố gắng nhìn rõ vật gì mà không có kính đều đang làm ảnh hưởng đến mắt.

Dùng chung kính với người khác

Đừng tuỳ tiện sử dụng chung kính với bạn bè hay người thân của mình bởi mỗi cặp kính cận sẽ tương ứng với độ cận và các vấn đề về mắt khác nhau của từng người. Khi bạn dùng chung kính cận với người khác sẽ khiến cho mắt có dấu hiệu lên độ nhanh hơn. Do đó, hãy tự mua cho mình một cặp kính riêng chứ đừng tiết kiệm mà dùng chung kính với người khác.
Kết quả hình ảnh cho dùng áo để lau kính

Lười vệ sinh hoặc lau mắt kính bằng áo

Thói quen lười vệ sinh kính có thể sẽ khiến mặt nhìn mờ hơn, dẫn đến lầm tưởng rằng mình đã tăng số. Tiện tay dùng quần áo lau kính cũng khiến chúng dễ bị xước và giảm khả năng nhìn của mắt. Do đó, bạn nên chú ý vệ sinh kính mắt thường xuyên bằng dung dịch chuyên dụng.
Ngoài ra, bạn cũng cần sử dụng khăn lau kính riêng để bảo vệ chúng không bị trầy xước. Duy trì thói quen này sẽ giúp mắt kính luôn sạch, bền và hỗ trợ mắt nhìn tốt hơn.

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

Hiện nay, thay vì gói và luộc bánh chưng tại nhà nhiều gia đình lựa chọn mua bánh chưng đã luộc sẵn để tiết kiệm thời gian.

Đáp ứng nhu cầu đó, thị trường bánh chưng cũng ngày càng nở rộ từ những cá nhân nhỏ lẻ cho đến những cơ sở làm bánh lớn.
Có một thực tế là để rút ngắn thời gian luộc và làm cho bánh có màu sắc bắt mắt hơn, người ta thường luộc bánh chưng bằng pin thay vì luộc theo cách truyền thống mất chục tiếng đồng hồ.
Cách nhận biết bánh chưng luộc bằng pin độc hại - Ảnh 1.

Tuy nhiên, luộc bánh chưng bằng pin để lại những nguy hại tiềm ẩn cho người sử dụng. Bởi lẽ các kim loại nặng chứa trong pin như thủy ngân, thạch tín, chì… đều là những chất cực độc, gây nguy hiểm cho não, tim mạch, thận và ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, nếu bạn nhiễm độc chì ở mức độ nặng có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, vô sinh và sảy thai. Chưa kể các hóa chất độc hại khác chứa trong pin nếu tích tụ lâu ngày trong cơ thể với nồng độ lớn có thể dẫn đến bị tử vong.
Cách nhận biết bánh chưng xanh luộc bằng pin
Về vỏ lá bên ngoài: Nếu vỏ lá bên ngoài có màu ánh tím hoặc màu xanh mướt thì nhiều khả năng đó là bánh chưng luộc bằng pin. Còn đối với bánh chưng luộc theo phương pháp truyền thống, thời gian luộc khoảng tầm 8 - 10 giờ, lá thường ngả màu, hơi vàng và không thể xanh mướt được.
Về vỏ bánh chưng: Với bánh chưng luộc bằng pin, vỏ bánh xanh rờn, nếp trong, bắt mắt hơn. Đối với bánh chưng luộc bình thường, vỏ bánh màu xanh nhạt hơn hoặc ngả thành màu hơi vàng. Nếp không được trong như bánh chưng luộc bằng pin.
Về nhân bên trong: Bánh chưng luộc bằng pin không được dền, vì ép chín nhanh nên không được dẻo, thơm mùi vị đặc trưng giống như bánh chưng luộc thông thường.
Bên cạnh những cách nhận biết kể trên, trước khi mua, bạn nên kiểm tra thật kĩ vỏ bánh. Nếu vỏ bánh có chút đen, cầm lên không chắc chắn thì có khả năng da nấu chín quá nhanh bằng pin độc hại.
Hình ảnh có liên quan
Để tránh mua phải bánh chưng luộc bằng pin bạn nên lựa chọn địa chỉ bán bánh uy tín, có thương hiệu hay mua tại những cửa hàng, siêu thị lớn. Nếu có điều kiện thì bạn nên tự gói bánh tại nhà vừa tạo không khí Tết đầm ấm vừa đảm bảo bánh chưng sạch, được luộc theo phương pháp truyền thống.
Bánh chưng muốn bảo quản được lâu thì bạn nên để ở chỗ thoáng mát, không bị ẩm, bụi bẩn để tránh bánh bị ôi thiu, mốc nhanh. Tùy theo điều kiện thời tiết, bạn cần bảo quản cho phù hợp.

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Cô bạn tôi dạo này rất vui vì anh bạn trai quan tâm tới cô hơn hẳn. Mỗi lần cô đăng cái gì lên Facebook, anh luôn là người đầu tiên like. Nhưng cô không hiểu, ngay đến sự like đó có muôn hình vạn trạng: like tự động, like dạo, mua like...

Mỗi ngày chúng ta đọc nhanh hơn, nể nang hơn, tiện tay like xã giao thêm một nút, rồi có thể tới một ngày, chúng ta sẽ thành những kẻ 'like dạo'.
Trở lại câu chuyện cô bạn tôi. Cô ấy vui lắm, vì nghĩ rằng người yêu đang quan tâm tới cô nhiều hơn, chăm đọc những gì cô ấy viết và nhấn Like hơn, nhưng với kinh nghiệm lâu năm làm công nghệ, tôi biết ngay tất cả đều do một tay phần mềm “Like tự động” (auto-like) sắp đặt.
Loại phần mềm auto-like này rất đặc biệt. Khi bạn cài đặt và chỉ định một tài khoản cần theo dõi, thì mỗi lần người kia đăng bất cứ cái gì lên, một cái Like sẽ ngay lập tức được tự động gửi tới. Còn việc có đọc nội dung hay không là tùy bạn, miễn sao cái like đã được gửi. Dù thế, điều đó vẫn làm cô bạn tôi vui vẻ.
Nhưng liệu có thực sự cần thiết khi một phần mềm được tạo ra chỉ để đi ‘like dạo’?
roi chung ta se thanh nhung ke ‘like dao’ - 1

Thực tế, cơn nghiện mạng xã hội đang bắt đầu chi phối quá nhiều cuộc sống.
Theo thống kê, hiện có 38 triệu người Việt dùng mạng xã hội, trong đó phần lớn người trẻ sử dụng Facebook với trung bình 5 giờ lướt mạng/ngày. Người sử dụng mạng xã hội thường like, share, comment rất nhiều, thậm chí người ta còn coi trọng cái Like, comment trên Facebook nhiều khi hơn cả đời thực. Người ta làm mọi thứ để câu like, kể cả mạo hiểm tính mạng hay cắt đứt tình nghĩa. Đã có không ít bạn trẻ tham gia vào những thử thách ‘tự sướng’ (selfie) mạo hiểm để giành lấy ‘phần thưởng’ là những like, share trên mạng xã hội. Nhưng những bức ảnh này đôi khi có giá bằng cả mạng sống.
Tháng 9/2015, một sinh viên Nga trèo lên tòa nhà 9 tầng ở Moscow và đu mình ra ngoài bờ tường chụp ảnh giả vờ như anh đang rơi xuống. Không may, nam sinh trượt tay, rơi xuống và qua đời khi mới 17 tuổi.
Hay một cặp vợ chồng người Ba Lan đã kết liễu cuộc đời họ cùng tấm ảnh cuối cùng tại mũi biển Cabo da Roca, điểm cực Tây của lục địa châu Âu trước khi kịp đăng lên mạng xã hội.
Có lẽ khi thực hiện những hành động selfie này, những người trẻ đã quên đi một sự thật rằng: Giá trị sống của một con người không được đo đếm bằng những chiếc “like”.
Như một hệ quả, việc điên cuồng câu like của người tham gia mạng xã hội sẽ dẫn tới việc like dạo, comment lấy lòng mà không thèm đọc nội dung. Khi con người ta chỉ thích like, không quan tâm nội dung, những phần mềm kiểu ‘auto like bạn gái’ này sẽ ra đời như một điều tất yếu. Những kiểu phần mềm này tạo ra để thỏa mãn nhu cầu “thích like” của người sử dụng mạng xã hội do họ bị chi phối bởi “hiệu ứng tâm lý đám đông”. Khi bất kì một dòng chia sẻ hay hình ảnh nào đăng tải trên mạng được nhiều like, comment thì họ sẽ có cảm giác sung sướng, vui vẻ, thậm chí chỉ với những giá trị không có thực.
Kết quả hình ảnh cho nghiện facebook
Theo Simon Sinek, diễn giả nổi tiếng của Ted Talk, mạng xã hội sẽ khiến cơ thể người sử dụng tiết ra Dopamine - một chất khiến chúng ta cảm thấy thỏa mãn tương tự như khi hút thuốc hay uống rượu. Vậy nên khi có ai đó vừa like bài đăng mới của bạn, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc, sung sướng.
Hiện tượng Like dạo một mặt nêu lên “sự quan tâm giả tạo” trong thế giới ảo khi người dùng nhấn like ra vẻ quan tâm chứ không hề để ý đến nội dung. Thậm chí nhấn nút Like chỉ để biểu thị tôi đã thấy, đã nhìn, đã biết được vấn đề đó chứ không hẳn là sự biểu đạt trạng thái thích thú, chia sẻ hay ủng hộ. Mặt khác, nó phản ánh sự hời hợt, qua loa của người tham gia mạng xã hội, những con người mắc căn bệnh “hình thức quan trọng hơn nội dung”, chỉ cần nhiều like, không cần biết người ta có đọc những gì mình viết hay không.
Like dạo vẫn cứ diễn ra hàng ngày, đồng nghĩa với việc các phần mềm kiểu auto-like cũng đang tồn tại mỗi ngày. Một phần là do những người sử dụng mạng xã hội chưa ý thức được tác hại chết người của nút “like”. Nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn đe dọa sự an toàn của cá nhân người sử dụng mạng xã hội.
Một phụ nữ ở Hà Nội vừa được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm thần do quá đam mê Facebook. Có những đêm chị thức đến 2, 3 giờ sáng chỉ để đếm và xem những ai đã like ảnh của mình. Một ngày không sờ vào điện thoại, không lướt Facebook chục lần thì chị không ăn, không ngủ, bứt rứt không yên.
Tuần trước, bệnh viện Tâm thần Trung ương vừa thông báo đã tiếp nhận bệnh nhân bị tâm thần vì thói quen nghiện Facebook. Cô gái 18 tuổi ở Hà Nội thường xuyên thức đêm đăng ảnh để chờ nút "like" trên facebook.
Nút Like có vẻ không còn là bày tỏ sự yêu thích, ủng hộ bài đăng với nội dung người đọc quan tâm nữa. Nó đã biến thành một chất gây nghiện, lôi kéo người ta ấn vào một cách vô thức mà không thèm quan tâm đến nội dung thực là gì. Có người nói rằng: Khi một số người sẵn sàng đổi tất cả, kể cả sức khỏe, mạng sống của mình để lấy cái Like, như thế số ‘like dạo’ sẽ càng ngày càng nhiều lên.
Kết quả hình ảnh cho nghiện facebook
Nhưng vấn đề là, hiện tượng ‘like dạo’ trên mạng có liên quan gì đến đời thực không? Có bao nhiêu người trong chúng ta gặp nhau và hỏi “Khỏe không?”, “Mọi sự tốt chứ?” mà không cần nhìn vào mắt nhau. Bởi vì có một sự thật, có mấy ai hỏi mà không phải vì giao đãi đâu.
‘Like dạo’ trên mạng và “giao đãi” ngoài đời, theo tôi, nó gần giống nhau. Nhưng ‘like dạo’ có thể gây bệnh tâm thần, vì công nghệ đã giúp “giao đãi” tăng theo cấp số nhân. Và người trong cuộc không còn làm chủ được mình nữa.
Cái gì giả cũng tất nhiên không tốt, nhưng nếu công nghệ hỗ trợ cho cái giả thì càng tệ hơn, mà tâm thần chỉ là một ví dụ.

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

Giới chuyên môn cảnh báo ngày càng có nhiều trường hợp trầm cảm do nghiện điện thoại, trò chơi game, đặc biệt là nghiện mạng xã hội (Facebook) đến mức phải nhập viện điều trị

Như thế nào được coi là nghiện Facebook? Làm sao để biết mình nghiện Facebook và có thể "giải độc"? Đó là những câu hỏi không ít người đặt ra khi chúng ta đang trong thời đại người người lên mạng, nhà nhà xem "phây".
Kết quả hình ảnh cho nổi điên vì bị cấm facebook
Phát điên vì cấm Facebook
Chuyện có thật là một nữ sinh 18 tuổi ở Hà Nội bị bố mẹ cưỡng chế bằng cách "đánh" thuốc mê đưa con đến bệnh viện tâm thần. Hay một bà mẹ thế hệ 9X bỏ bê chăm sóc con cái, mất khả năng chăm sóc bản thân chỉ vì nghiện mạng xã hội là lời cảnh báo về tình trạng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay.
Khi thấy con dành quá nhiều thời gian để vào mạng, cha mẹ cần dành thời gian quan tâm tới con
Bác sĩ Tô Thanh Phương, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Tâm thần trung ương 1, cho biết tại đây đang điều trị cho 3 trường hợp mắc chứng trầm cảm do nghiện Facebook, điện thoại. Đây đều là những trường hợp bị trầm cảm nặng nhưng bệnh nhân lại không hợp tác trong điều trị khiến gia đình và bác sĩ gặp nhiều khó khăn. 
Theo bác sĩ Phương, trường hợp nhỏ tuổi nhất đang phải điều trị "cai" Facebook là một bệnh nhân nam 11 tuổi, ở Hà Nội. Bố mẹ bé trai kể cách đây 2 năm, bé đã dùng điện thoại một cách sành sỏi; thậm chí, còn bày cho bố mẹ nhiều tính năng của điện thoại và vào các trang mạng. 
Thời gian gần đây, bé bỗng hay cáu gắt, thường xuyên đánh bạn ở lớp. Khi bị bố mẹ cách ly với điện thoại và mạng xã hội 2 ngày, nhóc này lên cơn co giật, ngất xỉu nên gia đình phải đưa con vào viện.
Thừa nhận thực trạng ngày càng nhiều bệnh nhân trầm cảm do nghiện mạng xã hội, bác sĩ Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần - BV Bạch Mai (Hà Nội), thông tin viện từng khám và điều trị cho nhiều bệnh nhân bị trầm cảm, tâm thần phân liệt vì nghiện vào mạng, nhất là mạng xã hội. 
Các bệnh nhân thường còn rất trẻ, là học sinh, sinh viên. Cách đây không lâu, viện đã tiếp nhận một nam sinh (14 tuổi) nhập viện với các biểu hiện co giật phân ly. Gia đình cho biết cháu dùng mạng rất nhiều; thậm chí đến 10 giờ/ngày. 
Mỗi lần đi học về, cháu ở lì trong phòng và liên tục dùng Facebook để nói chuyện với bạn bè. Thấy vậy, bố mẹ đã thu điện thoại, cấm con dùng mạng Facebook, con bỗng xuất hiện các cơn co giật. Tại BV, các bác sĩ phát hiện các cơn co giật xuất phát từ việc cháu không được dùng Facebook.
Kết quả hình ảnh cho nổi điên vì bị cấm facebook
Nữ giới dễ bị Facebook mê hoặc
Giới chuyên môn cho rằng việc sử dụng điện thoại không còn là một thói quen và việc lạm dụng mạng xã hội đang gây ra nhiều hậu quả. Điển hình là tình trạng mắc bệnh tâm thần. 
Bác sĩ Đỗ Xuân Tĩnh, Khoa Tâm thần BV quân y 103 (Hà Nội), nhận định nghiện mạng xã hội đang phổ biến trong thanh thiếu niên và có xu hướng gia tăng. "Nhiều học sinh tiêu tốn quá nhiều thời gian vào thế giới ảo. Việc giới trẻ đắm mình trong thế giới ảo khiến các em trở nên tách biệt, cô đơn trong cuộc sống bên ngoài" - bác sĩ Tĩnh cảnh báo.
Theo bác sĩ Tĩnh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiện mạng nhưng yếu tố tâm lý có vai trò rất lớn. Nếu nghiện game online chủ yếu là nam giới thì nghiện mạng xã hội nữ giới lại chiếm số đông, có lẽ một phần do nhân cách "yếu" hơn. 
Trong số này, nhóm học sinh THCS và THPT thường dễ nghiện mạng xã hội hơn cả, bởi đây là đối tượng chưa ổn định về tâm sinh lý và nhận thức. Hơn nữa, các em rất ít có cơ hội được sinh hoạt, vui chơi bên ngoài. Do vậy, ngoài giờ học, các em chỉ có thể lựa chọn cách ở nhà và "gắn mình" với điện thoại, máy tính...
Kết quả hình ảnh cho nổi điên vì bị cấm facebook
Bác sĩ Nguyễn Doãn Phương thừa nhận hiện chưa có mốc thời gian cụ thể về tần suất sử dụng Facebook để xác định là tác nhân gây bệnh. Nhưng nếu một người dùng Facebook hằng ngày, khi không có mạng để vào Facebook hoặc người nhà không cho vào mà cảm thấy bồn chồn, khó chịu thì đó chính là biểu hiện của hành vi nghiện.
Thế giới chưa có mã bệnh nghiện Facebook, chưa có thuốc "đặc trị" đặc hiệu, vì thế bác sĩ chỉ dùng thuốc khi bệnh nhân có các dấu hiệu nghiêm trọng của nghiện Facebook, gây mất ngủ, trầm cảm… 
"Qua khai thác những bệnh nhân có biểu hiện nghiện Facebook cho thấy họ đều dành quá nhiều thời gian trên Facebook, làm ảnh hưởng đến các hoạt động quan trọng trong cuộc sống. Tổng thời gian sử dụng Facebook thường trên 4-5 giờ/ngày" - bác sĩ Phương chia sẻ.
Để phát hiện sớm con trẻ nghiện mạng, các bác sĩ cho rằng chỉ có cách cha mẹ quan tâm tới con cái nhiều hơn. Khi thấy một đứa trẻ "cắm mặt" vào điện thoại cả giờ, thậm chí bỏ bê ăn uống, lơ là học hành, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh tức là trẻ đã có dấu hiệu nghiện mạng.
Những dấu hiệu cảnh báo nghiện mạng
Theo bác sĩ Nguyễn Doãn Phương, để kiểm tra bản thân hoặc con em có bị nghiện, lệ thuộc Facebook hay không nên chú ý đến một trong các biểu hiện dưới đây:
Kết quả hình ảnh cho trẻ em nghiện facebook
- Đã cố gắng cắt giảm việc sử dụng Facebook nhưng không thành công. Cảm thấy có sự thúc giục sử dụng ngày càng nhiều.
- Bồn chồn hoặc gặp rắc rối nếu bị cấm sử dụng Facebook.
- Sử dụng Facebook rất nhiều, đến nỗi làm tác động tiêu cực đến công việc, học tập.

Popular Posts

Blog Archive