Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

U xơ tử cung là bệnh lành tính nhưng nếu để tình trạng kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt chức năng sinh sản. Do đó, phát hiện và điều trị u xơ tử cung ngay từ giai đoạn đầu chính là lợi thế, loại bỏ được những đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống và sức khỏe của chị em phụ nữ.

Điều trị u xơ tử cung
Điều trị u xơ tử cung

Nguyên nhân và triệu chứng u xơ tử cung

Theo ý kiến của các chuyên gia, nguyên nhân gây u xơ tử cung có thể do chị em phụ nữ nạo phá thai không an toàn, có quan hệ tình dục sớm sau khi phá thai, sinh nở hoặc bị sảy thai tự nhiên. Lúc này, tử cung còn yếu ớt vì chịu nhiều tổn thương nên nếu hoạt động tình dục sớm sẽ dẫn tới nguy cơ xuất hiện những khối u trong tử cung.
U xơ tử cung thường luôn đi kèm với hiện tượng viêm loét cổ tử cung, kéo dài sẽ dẫn tới tăng sản làm cho thành tử cung dày lên, hình thành u xơ tử cung ở mặt ngoài tử cung. U xơ này có thể quan sát được, là những cục u màu đỏ, sờ vào thấy mềm, khi có tác động từ bên ngoài có thể bị chảy máu và phát triển thành nhiều khối u khác.
Ngoài ra, khi bị viêm nhiễm phụ khoa mãn tính, tái nhiễm nhiều lần thì chị em cũng có thể chịu biến chứng u xơ tử cung.
Triệu chứng u xơ tử cung không mấy rõ ràng nhưng nếu để ý chị em cũng có thể nhận thấy bị đau nhức khó chịu, căng đầu ở bụng, ra nhiều kinh nguyệt, đi tiểu nhiều, hay táo bón và khó khăn trong việc mang thai.
Điều trị u xơ tử cung
Điều trị u xơ tử cung

Điều trị u xơ tử cung

Có nhiều phương pháp điều trị u xơ tử cung và ứng với mỗi trường hợp khác nhau sẽ có biện pháp khác nhau dựa vào cơ địa, tuổi tác và kích thích thuốc, số lượng cũng như vị trí của các khối u.
Để kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như tìm ra cách chữa u xơ tử cung hiệu quả nhất, chị em nên tìm tới cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa giỏi thăm khám trực tiếp.
Các phương pháp điều trị u xơ tử cung được áp dụng phổ biến là:
  • Điều trị nội khoa: sử dụng các loại nội tiết tố sinh dục đưa vào cơ thể gây ức chế rụng trứng, làm ngưng tiết estrogen. Khi đó khối u sẽ không thể phát triển được, nhưng thường chỉ hiệu quả với khối u nhỏ, hoặc u lớn đang chờ phẫu thuật hoặc điều trị các khối u lớn không thể can thiệp ngoại khoa.
  • Điều trị ngoại khoa:  áp dụng khi các triệu chứng ở mức độ nặng như bị rong kinh, đau vùng kín, đi tiểu nhiều, tiểu buốt, điều trị nội khoa không hiệu quả. Các phương pháp điều trị u xơ tử cung bằng kỹ thuật ngoại khoa sẽ bóc nhân sơ, lấy đi khối u hoặc cắt tử cung bán phần, toàn phần bằng bằng cách nội soi. Khi bắt buộc phải cắt bỏ tử cung thì sẽ mất khả năng mang thai nên cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.
  • Phương pháp không xâm lấn: dùng sóng siêu âm cường độ cao để tạo hiệu ứng nhiệt tốt bỏ tế vào đích dưới kính hiển vi mà không can thiệp bằng dao kéo phẫu thuật, giúp bảo toàn tử cung và có độ an toàn cao.  
Phương pháp này đều có những ưu và nhược điểm riêng, nên cần phải được hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao để điều trị u xơ tử cung hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc xin liên hệ đường dây nóng 02438 288 288 của phòng khám đa khoa Bảo Anh - 59 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội để được tư vấn và đặt lịch khám. 

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Hỏi: chào bác sĩ. Em sinh thường đã được 40 ngày và rất chú ý tới việc vệ sinh vùng kín. Tuy nhiên không hiểu tại sao vết khâu tầng sinh môn có mủ và kèm theo ngứa rát rất khó chịu. Bác sĩ cho em hỏi hiện tượng này có nguy hiểm không và làm sao có thể khắc phục được tình trạng này ạ?

(Nguyễn Phương Loan, quê ở Vĩnh Phúc)

Trả lời:

Chào Phương Loan!
Đầu tiên cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi thắc mắc tới chuyên mục tư vấn sức khỏe của phòng khám đa khoa Bảo Anh. Khi gặp hiện tượng vết khâu tầng sinh môn có mủ mọi người tuyệt đối không được chủ quan. Thay vào đó tùy vào từng nguyên nhân, tình trạng ra sao các bác sĩ sẽ cân nhắc phác đồ điều trị thích hợp nhất và có biện pháp khắc phục hiệu quả.
vet-khau-tang-sinh-mon-co-mu-phai-lam-sao-3
Vết khâu tầng sinh môn có mủ phải làm sao

Nguyên nhân vết khâu tầng sinh môn có mủ là gì

+ Do không chú ý tới việc vệ sinh vùng kín hằng ngày. Hoặc có thường xuyên vệ sinh vùng kín nhưng không đúng cách.
+ Do có hoạt động tình dục quá sớm.
+ Do bị nhiễm khuẩn tầng sinh môn sau sinh.
+ Do khi thực hiện rạch tầng sinh môn nhưng dụng cụ và môi trường thực hiện không đảm bảo.
+ Do mắc các bệnh viêm nhiễm vùng kín sau sinh.
vet-khau-tang-sinh-mon-co-mu-phai-lam-sao-1
Vết khâu tầng sinh môn có mủ phải làm sao
Loan thân mến, sau khi sinh việc bạn chú ý tới vệ sinh tầng sinh môn rất cần thiết để tránh nguy cơ viêm nhiễm. Tuy nhiên, trường hợp vết khâu tầng sinh môn có mủ vẫn có thể xảy ra do nhiều lý do như đã nêu trên. Chúng tôi khuyên bạn, tốt nhất không nên để tình trạng này kéo dài thay vào đó cần chủ động tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám càng sớm càng tốt.

Vết khâu tầng sinh môn có mủ phải làm sao

+ Chủ động thăm khám càng sớm càng tốt.
+ Không dùng tay gãi có thể khiến vết khâu tầng sinh môn ngứa và mưng mủ nặng hơn.
+ Trong trường hợp bị viêm nhiễm cần điều trị theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
+ Kiêng hoạt động tình dục cho tới khi vết khâu tầng sinh môn lành lại hoàn toàn.
+ Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần chủ động tái khám càng sớm càng tốt.
+ Giữ vùng kín luôn sạch sẽ và khô thoáng.
+ Sau sinh chị em có thể áp dụng các phương pháp dân gian để vệ sinh vùng kín như: sử dụng lá trầu không. Tuy nhiên với những cách này cần lưu ý thực hiện đúng các bước và không nên quá lạm dụng. Chẳng hạn, việc vệ sinh vùng kín sau sinh bằng lá trầu không chỉ nên thực hiện khoảng 2 tới 3 lần/1 tuần. Việc thực hiện quá nhiều có thể vô tình khiến vùng kín bị khô rát.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau không ít chị em đối diện với tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị ngứa, mưng mủ. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, khả năng sinh sản và sức khỏe của chị em. Vì thế, sau sinh nữ giới ngoài việc chú ý tới vệ sinh cá nhân hằng ngày cần theo dõi vùng kín xem có dấu hiệu bất thường nào không. Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu nào bất thường ở tầng sinh môn cần chủ động tái khám càng sớm càng tốt.
Trên đây là tư vấn về hiện tượng vết khâu tầng sinh môn có mủ. Nếu chị Loan và mọi người còn bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng gọi tới số hotline 0248.288.288 để được bác sĩ chuyên gia giải đáp rõ hơn. Hoặc có thể tới trực tiếp địa chỉ 59 Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội để được thăm khám càng sớm càng tốt.

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Có đến 400.000 con rắn cực độc đang "tự tung tự tác" tại hòn đảo chỉ rộng 43 hecta của Ilha da Queimada Grande (Đảo Rắn), một hòn đảo của Brazil, nằm cách bờ biển São Paulo 35 km.
Đảo Ilha de Queimada Grande, thường được biết đến với biệt danh "đảo rắn", rất nhỏ hẹp, với diện tích chỉ 430m2. Đây là nơi duy nhất trên Trái đất có loài rắn vipe đầu hình giáo màu vàng, danh pháp khoa học Bothrops insularis, cư trú. Thực tế này được coi là một điều tốt lành, vì 4.000 con bò sát trú ngụ trên đảo được xác định thuộc loài rắn vipe độc nhất thế giới.
Đảo rắn hiện gần như không có bất kỳ du khách nào ghé thăm, tạo điều kiện cho một vài nhà khoa học được cấp quyền tới nghiên cứu những con rắn cực độc mỗi năm. Hải quân Brazil thỉnh thoảng cũng cử đại diện đến nơi này để bảo trì ngọn hải đăng tự động được xây dựng trở lại vào năm 1909.
Tuy nhiên, nhà chức trách địa phương cho rằng, những kẻ săn trộm cũng đã tới hòn đảo để bắt rắn Bothrops insularis vì giá của mỗi con rắn cực độc này lên tới 30.000 USD trên thị trường chợ đen.
Một trong số đó phải kể tới rắn hổ đầu vàng, loài rắn nguy hiểm nhất thế giới có thể giết người chỉ trong chưa đầy một tiếng. Nọc độc của nó có thể gây xuất huyết não, suy thận hoặc thậm chí làm tan chảy thịt người. Đây là loài chỉ xuất hiện trên Đảo rắn ở Brazil. Hòn đảo cũng là nơi tập trung những loài rắn độc nhất thế giới.
Người dân Brazil có rất nhiều câu chuyện xoay quanh chuyện rắn giết người. Trong đó hai câu chuyện nổi tiếng nhất: Một ngư dân vô tình lạc vào đảo để lấy chuối và bị rắn cắn. Khi quay trở lại thuyền, ông ngay lập tức bị khuất phục trước nọc độc của rắn. Một thời gian sau, người ta tìm thấy con thuyền của ông nhưng chỉ còn lại một vũng máu lớn.
Câu chuyện thứ hai kể về người canh hải đăng và gia đình. Một đêm, những con rắn đã bò qua cửa sổ vào nhà để tấn công ông, người vợ và ba đứa con. Họ đã cố gắng chạy về phía thuyền nhưng không kịp. Cả gia đình đều chết giữa bầy rắn. 
Chính phủ Brazil hiện tuyên bố hòn đảo như vùng đất cấm đối với con người. Sự đe dọa đáng sợ từ loài rắn đã khiến con người không thể đến đây sinh sống. Ngọn hải đăng tự động là sự hiện diện duy nhất trên đảo và được bảo trì một lần/ năm.
Chỉ một vài nhà khoa học được phép đặt chân lên đảo để nghiên cứu. Tuy nhiên, để lên đảo họ cần phải được chính quyền cho phép và luôn đi cùng bác sĩ. Nếu vô tình bị rắn độc cắn, họ sẽ ngay lập tức được tiêm kháng thể chống nọc độc.
Các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu tiềm năng to lớn của nọc độc rắn hổ đầu vàng. Một số thành phần trong nọc độc của chúng được sử dụng trong điều trị các bệnh về tim và máu đông. Mặc dù được biết đến như hòn đảo của tử thần nhưng không ai có thể phủ nhận tiềm năng to lớn của nó trong cuộc cách mạng khoa học và y tế.
Nguồn: Lê Cao (T/h)

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Rạch tầng sinh môn là một biện pháp bắt buộc đối với một số các mẹ bầu trong trường hợp âm đạo mở không đủ rộng, việc sinh thường gặp khó khăn. Và với nhiều chị em phụ nữ thì khâu tầng sinh môn sau khi sinh xong thật sự là một nỗi ám ảnh. Vậy khâu tầng sinh môn mấy lớp và được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây!

Tầng sinh môn là gì, tại sao cần rạch tầng sinh môn khi sinh?

Tầng sinh môn là phần mô đệm giữa âm đạo và hậu môn, dài khoảng 3 – 5cm với chức năng chính là hỗ trợ nâng đỡ vùng đáy chậu và giãn rộng khi chị em có các cơn co rút tử cung, âm đạo mở rộng chuẩn bị tạo ống xối cho thai nhi ra ngoài. Thủ thuật rạch tầng sinh môn được thực hiện nhằm mục đích giúp cho bé chào đời nhanh chóng và tránh trường hợp sản phụ cố rặn làm rách tầng sinh môn. Vết khâu tầng sinh môn bị rách sẽ gây mất thẩm mỹ cho phụ nữ sau sinh.
Hình ảnh mô phỏng kỹ thuật rạch tầng sinh môn khi sinh.
Hình ảnh mô phỏng kỹ thuật rạch tầng sinh môn khi sinh.
Khi sinh thường, âm đạo sản phụ sẽ dần mở rộng các cơ để thai nhi dễ dàng chui ra đồng thời tầng sinh môn cũng giãn ra để hỗ trợ tốt hơn, tuy nhiên hầu hết các trường hợp tầng sinh môn của sản phụ không đáp ứng được kích thước của thai nhi, nhất là khi bé quá cân, vòng đầu lớn, việc sinh nở lúc này trở nên khó khăn hơn. Để mọi việc suôn sẻ hơn, các y bác sĩ sẽ thực hiện một thủ thuật nhỏ, rạch một đường ngắn trên tầng sinh môn để tạo khoảng cách rộng hơn cho thai nhi dễ dàng chui ra. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu tầng sinh môn vừa bị rạch lại, nhưng khâu tầng sinh môn mấy lớp thì không phải sản phụ nào cũng biết rõ.

Có phải tất cả phụ nữ sinh thường đều cần rạch và khâu tầng sinh môn khi sinh?

Mặc dù thủ thuật rạch và khâu tầng sinh môn sau sinh rất cần thiết với các sản phụ sinh thường nhưng không phải ai cũng cần thực hiện, với những chị em có vùng cơ âm đạo, tầng sinh môn đàn hồi, giãn rộng phù hợp với kích thước của em bé, em bé nhỏ, sinh dễ dàng thì không cần đến thủ thuật này. Sản phụ cần được rạch và khâu tầng sinh môn nếu nằm trong số các trường hợp sau đây:
  • Cơ địa của sản phụ có đặc điểm độ co giãn tử cung kém, âm đạo hẹp hoặc vùng đáy chậu bị phù nề.
  • Tuổi đời của sản phụ trên 35, có tiền sử bệnh tim mạch và cao huyết áp. Thủ thuật rạch tầng sinh môn sẽ giúp sản phụ không bị kiệt sức, giảm áp lực lên tim, rút ngắn thời gian sinh và nhiều mối nguy hiểm khác.
  • Cổ tử cung đã mở ra, đầu của em bé đã xuống thấp nhưng thai nhi có dấu hiệu thiếu oxy máu, nhịp tim của cả sản phụ và thai nhi thất thường.
  • Đầu em bé có đầu to, nhưng tử cung của mẹ co thắt không đủ mạnh để đẩy đầu em bé ra ngoài, và bị chặn lại ở đáy chậu.

Khâu tầng sinh môn mấy lớp, có đau không?

Các bác sĩ chuyên sản phụ khoa cho biết, thủ thuật rạch tầng sinh môn sẽ được thực hiện khi sản phụ có cơn co lên tới đỉnh điểm, thai nhi chúc đầu mạnh xuống âm đạo và có dấu hiệu sinh thường thuận lợi. Thủ thuật này diễn ra rất nhanh chóng và hầu hết chị em không cảm nhận được rõ rệt cảm giác đau cho tới khi khâu xong tầng sinh môn khoảng 20’ vì vẫn còn tác dụng của thuốc tê.
Khâu tầng sinh môn mấy lớp, có đau không?
Khâu tầng sinh môn mấy lớp, có đau không?
Tùy theo cơ địa và độ rộng âm đạo cũng như mức độ thuận lợi của quá trình sinh nở mà các bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn sâu hay nông. Khâu tầng sinh môn mấy lớp cũng phụ thuộc nhiều vào độ sâu của vết rạch, thông thường thì cần khâu 2 lớp, lớp cơ bên trong và lớp niêm mạc bên ngoài.
Thủ thuật khâu tầng sinh môn không quá phức tạp và trong lúc khâu, sản phụ cảm nhận rõ rệt “đường kim, mũi chỉ” trên da thịt mình nhưng hầu như không cảm thấy quá đau đớn vì trước đó các cơn đau co rút tử cung, âm đạo đã lấn át hết và quá trình khâu được sử dụng thuốc tê. Sau khi hết tác dụng của thuốc tê, chị em mới cảm thấy đau.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thủ thuật rạch và khâu tầng sinh môn khi sinh thường và giải đáp thắc mắc khâu tầng sinh môn mấy lớp. Để được tư vấn cụ thể hơn, chị em vui lòng gọi tới số hotline 02438.288.288 hoặc tới trực tiếp Phòng khám đa khoa Bảo Anh – 59 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội để được hỗ trợ trực tiếp.

Popular Posts