Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Rạch tầng sinh môn là một biện pháp bắt buộc đối với một số các mẹ bầu trong trường hợp âm đạo mở không đủ rộng, việc sinh thường gặp khó khăn. Và với nhiều chị em phụ nữ thì khâu tầng sinh môn sau khi sinh xong thật sự là một nỗi ám ảnh. Vậy khâu tầng sinh môn mấy lớp và được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây!

Tầng sinh môn là gì, tại sao cần rạch tầng sinh môn khi sinh?

Tầng sinh môn là phần mô đệm giữa âm đạo và hậu môn, dài khoảng 3 – 5cm với chức năng chính là hỗ trợ nâng đỡ vùng đáy chậu và giãn rộng khi chị em có các cơn co rút tử cung, âm đạo mở rộng chuẩn bị tạo ống xối cho thai nhi ra ngoài. Thủ thuật rạch tầng sinh môn được thực hiện nhằm mục đích giúp cho bé chào đời nhanh chóng và tránh trường hợp sản phụ cố rặn làm rách tầng sinh môn. Vết khâu tầng sinh môn bị rách sẽ gây mất thẩm mỹ cho phụ nữ sau sinh.
Hình ảnh mô phỏng kỹ thuật rạch tầng sinh môn khi sinh.
Hình ảnh mô phỏng kỹ thuật rạch tầng sinh môn khi sinh.
Khi sinh thường, âm đạo sản phụ sẽ dần mở rộng các cơ để thai nhi dễ dàng chui ra đồng thời tầng sinh môn cũng giãn ra để hỗ trợ tốt hơn, tuy nhiên hầu hết các trường hợp tầng sinh môn của sản phụ không đáp ứng được kích thước của thai nhi, nhất là khi bé quá cân, vòng đầu lớn, việc sinh nở lúc này trở nên khó khăn hơn. Để mọi việc suôn sẻ hơn, các y bác sĩ sẽ thực hiện một thủ thuật nhỏ, rạch một đường ngắn trên tầng sinh môn để tạo khoảng cách rộng hơn cho thai nhi dễ dàng chui ra. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu tầng sinh môn vừa bị rạch lại, nhưng khâu tầng sinh môn mấy lớp thì không phải sản phụ nào cũng biết rõ.

Có phải tất cả phụ nữ sinh thường đều cần rạch và khâu tầng sinh môn khi sinh?

Mặc dù thủ thuật rạch và khâu tầng sinh môn sau sinh rất cần thiết với các sản phụ sinh thường nhưng không phải ai cũng cần thực hiện, với những chị em có vùng cơ âm đạo, tầng sinh môn đàn hồi, giãn rộng phù hợp với kích thước của em bé, em bé nhỏ, sinh dễ dàng thì không cần đến thủ thuật này. Sản phụ cần được rạch và khâu tầng sinh môn nếu nằm trong số các trường hợp sau đây:
  • Cơ địa của sản phụ có đặc điểm độ co giãn tử cung kém, âm đạo hẹp hoặc vùng đáy chậu bị phù nề.
  • Tuổi đời của sản phụ trên 35, có tiền sử bệnh tim mạch và cao huyết áp. Thủ thuật rạch tầng sinh môn sẽ giúp sản phụ không bị kiệt sức, giảm áp lực lên tim, rút ngắn thời gian sinh và nhiều mối nguy hiểm khác.
  • Cổ tử cung đã mở ra, đầu của em bé đã xuống thấp nhưng thai nhi có dấu hiệu thiếu oxy máu, nhịp tim của cả sản phụ và thai nhi thất thường.
  • Đầu em bé có đầu to, nhưng tử cung của mẹ co thắt không đủ mạnh để đẩy đầu em bé ra ngoài, và bị chặn lại ở đáy chậu.

Khâu tầng sinh môn mấy lớp, có đau không?

Các bác sĩ chuyên sản phụ khoa cho biết, thủ thuật rạch tầng sinh môn sẽ được thực hiện khi sản phụ có cơn co lên tới đỉnh điểm, thai nhi chúc đầu mạnh xuống âm đạo và có dấu hiệu sinh thường thuận lợi. Thủ thuật này diễn ra rất nhanh chóng và hầu hết chị em không cảm nhận được rõ rệt cảm giác đau cho tới khi khâu xong tầng sinh môn khoảng 20’ vì vẫn còn tác dụng của thuốc tê.
Khâu tầng sinh môn mấy lớp, có đau không?
Khâu tầng sinh môn mấy lớp, có đau không?
Tùy theo cơ địa và độ rộng âm đạo cũng như mức độ thuận lợi của quá trình sinh nở mà các bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn sâu hay nông. Khâu tầng sinh môn mấy lớp cũng phụ thuộc nhiều vào độ sâu của vết rạch, thông thường thì cần khâu 2 lớp, lớp cơ bên trong và lớp niêm mạc bên ngoài.
Thủ thuật khâu tầng sinh môn không quá phức tạp và trong lúc khâu, sản phụ cảm nhận rõ rệt “đường kim, mũi chỉ” trên da thịt mình nhưng hầu như không cảm thấy quá đau đớn vì trước đó các cơn đau co rút tử cung, âm đạo đã lấn át hết và quá trình khâu được sử dụng thuốc tê. Sau khi hết tác dụng của thuốc tê, chị em mới cảm thấy đau.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thủ thuật rạch và khâu tầng sinh môn khi sinh thường và giải đáp thắc mắc khâu tầng sinh môn mấy lớp. Để được tư vấn cụ thể hơn, chị em vui lòng gọi tới số hotline 02438.288.288 hoặc tới trực tiếp Phòng khám đa khoa Bảo Anh – 59 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội để được hỗ trợ trực tiếp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Popular Posts