Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019


Khi mang thai, mẹ có rất nhiều câu hỏi. Liệu làm như này có an toàn không? Liệu làm việc này có lợi cho thai nhi không? Mẹ hãy cùng chuyên gia đi tìm câu trả lời cho các vấn đề này ngay nhé.

Có an toàn khi châm cứu trong thai kỳ?



Châm cứu khá an toàn cho mẹ bầu

Tình trạng đau lưng khi mang thai rất phổ biến. Một trong những phương pháp được nhiều mẹ áp dụng là đi châm cứu để giảm cảm giác khó chịu do đau lưng mang lại trong thai kỳ. Nhưng liệu mẹ bầu có an toàn để châm cứu?

Trả lời:

Bác sĩ Tacey EK White đến từ Bệnh viện Burmingham (Anh) giải đáp: “Châm cứu đã được thực hành trong nhiều thế kỷ và thường được coi là an toàn trong thai kỳ. Có rất ít các nghiên cứu khoa học chỉ ra tác dụng phụ tiêu cực của châm cứu (chỉ khoảng 1,3%).

Khi mang thai, châm cứu đã được sử dụng để điều trị đau vùng chậu, đau lưng cũng như buồn nôn ở mẹ bầu. Nếu quyết định châm cứu, mẹ hãy tìm một chuyên gia châm cứu được cấp phép, có đào tạo và kinh nghiệm lâu năm với phụ nữ mang thai.

Và trước khi bắt đầu, mẹ bầu nên thảo luận chi tiết về điều trị và bất kỳ mối lo ngại nào về sức khỏe mà mẹ có với người châm cứu. Cuối cùng, châm cứu không nên được sử dụng để điều trị các tình trạng y tế nghiêm trọng”.

Có an toàn để ăn kiêng khi mang thai?



Mẹ bầu không nên ăn kiêng trong thai kỳ

Nhiều mẹ bầu muốn ăn kiêng khi mang thai. Liệu có an toàn hay không?

Trả lời: 

Bác sĩ sản khoa Jennifer Shu – Thành viên của Hội đồng tư vấn y tế BabyCenter (Anh) cho rằng: “Mang thai không phải là thời gian để ăn kiêng. Thông thường, mẹ bầu nên tăng khoảng 25 đến 35pounds khi mang thai. Lượng calo tăng từ 2.100 khi bình thường lên 2.500 khi mang thai. Và cả mẹ và bé đều cần lượng calo này.

Nếu mẹ giảm cân, có thể dẫn tới việc thiếu hụt dinh dưỡng, rất có hại cho cả mẹ và bé. Thay vì cố gắng giảm cân trong khi đang mang thai, hãy sử dụng thời gian này để phát triển thói quen ăn uống lành mạnh. Điều đó tốt cho mẹ, cho bé và sẽ giúp đảm bảo mẹ không tăng cân nhiều hơn mức cần thiết trong suốt thai kỳ”.

Có an toàn cho bé nếu mẹ ngáy khi mang thai?



Nếu mẹ bầu có thói quen ngủ ngáy cần điều trị từ sớm

Nếu mẹ ngáy thường xuyên khi ngủ thì có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Thai nhi có đảm bảo được an toàn không?

Trả lời:

Bác sĩ James J. Herdegen – Giám đốc y tế của Trung tâm khoa học giấc ngủ tại Đại học Illinois ở Chicago (Mỹ) giải đáp: “Ngáy mãn tính (ít nhất một vài lần một tuần) có thể tác động tiêu cực đến thai kỳ và em bé trong bụng mẹ.

Bởi nếu mẹ bầu ngáy hầu hết các đêm, mẹ bầu có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ cao hơn so với các mẹ không ngáy khi ngủ. Khi mẹ ngưng thở liên tục, cơ thể sẽ nhận được ít oxy hơn và rất dễ rơi vào tình trạng thiếu oxy.

Ngưng thở khi ngủ trong thai kỳ có liên quan đến tỷ lệ phù nề cao hơn, buồn ngủ ban ngày, tăng huyết áp (huyết áp cao) và tăng đường huyết (đường huyết cao). Phụ nữ ngáy thường xuyên có tỷ lệ sinh mổ cao hơn và em bé nhẹ cân. Họ cũng có thể có nguy cơ trầm cảm cao hơn sau khi mang thai.
Hãy trao đổi với bác sĩ và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp với bản thân nếu tình trạng ngáy xuất hiện nhiều mẹ nhé. Điều trị kịp thời sẽ mang lại lợi ích sức khỏe tích cực cho cả mẹ và em bé.

Theo Babycenter     

Các cha mẹ có thể theo dõi thêm nhiều bài viết hữu ích khác bằng cách truy cập vào website http://mamanbebe.com.vn nhé!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Popular Posts