Ốm nghén khi mang thai
Ốm nghén khiến mẹ mệt mỏi trong các tháng đầu thai kỳ
Ốm nghén với các triệu chứng đặc trưng – mệt mỏi, buồn nôn và nôn trong thai kỳ là tình trạng rất phổ biến, ảnh hưởng đến phần lớn mẹ bầu trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Ốm nghén rất khó chịu. Khi bị ốm nghén, mẹ bầu có thể bị nôn nghén nhiều lần trong ngày, không chỉ riêng vào bất cứ thời gian nào. Nhiều mẹ không thể giữ bất cứ đồ ăn hay thức uống nào trong bụng.
Tuy vậy, ốm nghén là hiện tượng bình thường, chỉ gây ảnh hưởng nhiều đến mẹ bầu, không đặt thai nhi ở bất kỳ nguy cơ xấu nào và sẽ hết trong tuần 16 đến 20 của thai kỳ.
Chuyên gia tư vấn
Ốm nghén có thể kiểm soát được và không còn gây nhiều khó chịu cho mẹ bầu nếu áp dụng những biện pháp được chuyên gia hướng dẫn sau đây:
Tự chăm sóc
Hầu hết mẹ bầu bị buồn nôn và nôn khi mang thai có thể tự kiểm soát các triệu chứng của mình bằng các kỹ thuật tự chăm sóc bao gồm các việc làm sau:
- Mẹ bầu thay đổi chế độ ăn từ ăn nhiều bữa lớn chuyển sang thường xuyên ăn nhiều bữa với lượng nhỏ thức ăn nhưng tuyệt đối mẹ bầu không được ngừng ăn
- Ăn thức ăn có nhiệt độ bình thường hoặc lạnh, thay vì những thức ăn nóng, vì thức ăn lạnh không tỏa ra mùi mà những thức ăn nóng hay có, điều này có thể khiến mẹ bớt cảm thấy mệt mỏi bởi các mùi đặc trưng
- Tránh các loại thực phẩm hoặc mùi khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi
Ốm nghén có thể được giảm thiểu nhờ các biện pháp được chuyên gia hướng dẫn
Liệu pháp bổ sung
- Gừng
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng có một số bằng chứng cho thấy bổ sung gừng có thể giúp giảm các triệu chứng ốm nghén bao gồm buồn nôn và nôn ở mẹ bầu. Cho đến nay, cũng không có bất kỳ báo cáo nào về tác dụng phụ được gây ra bởi uống nước gừng trong khi mang thai.
Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên trao đổi cẩn thận với bác sĩ trước khi quyết định bổ sung gừng trong chế độ ăn uống. Và mẹ cũng cần lựa chọn thật kỹ các sản phẩm gừng được sử dụng. Hãy mua từ một nguồn có uy tín, chẳng hạn như hiệu thuốc hoặc siêu thị để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Bấm huyệt
Tương tự như gừng, bấm huyệt trên cổ tay cũng có thể tạo hiệu quả trong việc giảm triệu chứng buồn nôn khi mang thai. Mẹ nên lựa chọn các cơ sở châm cứu, bấm huyệt với đội ngũ nhân viên lành nghề lâu năm để thực hiện công việc này.
- Thuốc
Nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm với các phương pháp trên, sử dụng thuốc có thể sẽ được bác sĩ áp dụng cho mẹ bầu. Thuốc chống nôn được biết là an toàn trong thai kỳ, như Cyclizine, thường được bác sĩ khuyên dùng.
Một số thuốc kháng sinh như Histamine, thường được sử dụng để điều trị dị ứng cũng có tác dụng như thuốc chống nôn.
Khi nào mẹ nên nhập viện
Mẹ bầu có các triệu chứng bất thường khi ốm nghén cần nhập viện điều trị
Nhập viện có thể được bác sĩ đề nghị nếu mẹ có các biểu hiện:
- Bị mất nước
- Bị nôn mửa nghiêm trọng và không thể dung nạp được bất kỳ chất lỏng nào
- Xét nghiệm máu có dấu hiệu bất thường
- Mẹ bị sụt cân
- Mẹ đang mắc một tình trạng bệnh chẳng hạn như một vấn đề về tim, thận hoặc bệnh tiểu đường
Điều trị ốm nghén trong bệnh viện
Thay vì sử dụng đường ăn uống như bình thường, bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp truyền tĩnh mạch để cơ thể mẹ được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết. Trong đó bao gồm cả thuốc chống ốm, thuốc chống nôn và vitamin B. Ngoài ra, mẹ bầu có thể được cung cấp thuốc ngăn ngừa máu đông, thuốc chống mất nước...
Mẹ bầu nên xuất viện sau khi các triệu chứng ốm nghén được cải thiện.
Chúc mẹ có thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Theo NHS
Các mẹ có thể tham khảo thêm nhiều tin tức hữu ích tại http://mamanbebe.com.vn/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét