Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

 Hăm da là một trong những vấn đề về da phổ biến nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây cũng là nỗi lo thường trực của tất cả ông bố bà mẹ đặc biệt với những bậc cha mẹ mới sinh con lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc.

Hăm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do da trẻ tiếp xúc với nhiều môi trường ẩm ướt như tã bẩn... hoặc do da trẻ quá nhạy cảm. Biểu hiện của hăm da thường là các vùng da bị sưng đỏ, thô ráp, có cảm giác khó chịu, đau đớn đặc biệt khi nước tiểu của bé tiếp xúc với vùng da này.

Hăm da gây cho trẻ nhiều rắc rối và khiến cha mẹ cũng bị kéo theo phiền toái này. Do vậy, việc phòng chống hăm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là rất quan trọng. Kem hăm 3 tác động Chicco là sản phẩm đã được kiểm nghiệm an toàn với da nhạy cảm, được Cơ quan Quản lý tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU và hơn 100 quốc gia chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh. Tại Việt Nam, sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành số 32441/17/CBMP-QLD.


Mẹ hoàn toàn an tâm khi sử dụng sản phẩm có tới 3 chức năng này:

– Chống hăm: Các thành phần dưỡng chất (vitamin E, tinh dầu Bơ hạt mỡ) giúp cân bằng độ ẩm và tạo ra lớp bảo vệ an toàn cho da, ngăn chặn hăm, giúp Bé luôn thoải mái khi mang tã.

– Xoa dịu hăm: Bộ đôi kẽm oxyd và panthenol (pro-vitamin B5) giúp xoa dịu vùng da bị hăm/rát đỏ/mẩn ngứa, làm da khô và liền nhanh chóng, đồng thời kích thích quá trình tái tạo và phục hồi da.

– Dưỡng da: Các dưỡng chất Caprylyl glycol chiết xuất từ dầu dừa và Glycerin giữ ẩm, làm mềm và nuôi dưỡng da bé mềm mịn và khỏe mạnh từ bên trong.

Với 3 tác động đồng thời, Kem hăm 3 tác động Chicco giúp bảo vệ và dưỡng da bé khỏe mạnh, chống hăm và ngăn ngừa tái hăm hiệu quả. Ngoài ra, kem còn có thể sử dụng để xoa dịu da trong các trường hợp da bị kích ứng (như bị mụn sữa hoặc bị mẩn đỏ).

Giờ đây, với Kem hăm 3 tác động Chicco, hăm da sẽ không còn cơ hội gây hăm da cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.  

Để mua sản phẩm, cũng như các sản phẩm khác của Chicco với giá ưu đãi trên thị trường, các mẹ thông thái hãy tìm hiểu và truy cập vào đường link https://shopee.vn/chiccovietnam để mua các sản phẩm nhé.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019


Khi mang thai, mẹ có rất nhiều câu hỏi. Liệu làm như này có an toàn không? Liệu làm việc này có lợi cho thai nhi không? Mẹ hãy cùng chuyên gia đi tìm câu trả lời cho các vấn đề này ngay nhé.

Có an toàn khi châm cứu trong thai kỳ?



Châm cứu khá an toàn cho mẹ bầu

Tình trạng đau lưng khi mang thai rất phổ biến. Một trong những phương pháp được nhiều mẹ áp dụng là đi châm cứu để giảm cảm giác khó chịu do đau lưng mang lại trong thai kỳ. Nhưng liệu mẹ bầu có an toàn để châm cứu?

Trả lời:

Bác sĩ Tacey EK White đến từ Bệnh viện Burmingham (Anh) giải đáp: “Châm cứu đã được thực hành trong nhiều thế kỷ và thường được coi là an toàn trong thai kỳ. Có rất ít các nghiên cứu khoa học chỉ ra tác dụng phụ tiêu cực của châm cứu (chỉ khoảng 1,3%).

Khi mang thai, châm cứu đã được sử dụng để điều trị đau vùng chậu, đau lưng cũng như buồn nôn ở mẹ bầu. Nếu quyết định châm cứu, mẹ hãy tìm một chuyên gia châm cứu được cấp phép, có đào tạo và kinh nghiệm lâu năm với phụ nữ mang thai.

Và trước khi bắt đầu, mẹ bầu nên thảo luận chi tiết về điều trị và bất kỳ mối lo ngại nào về sức khỏe mà mẹ có với người châm cứu. Cuối cùng, châm cứu không nên được sử dụng để điều trị các tình trạng y tế nghiêm trọng”.

Có an toàn để ăn kiêng khi mang thai?



Mẹ bầu không nên ăn kiêng trong thai kỳ

Nhiều mẹ bầu muốn ăn kiêng khi mang thai. Liệu có an toàn hay không?

Trả lời: 

Bác sĩ sản khoa Jennifer Shu – Thành viên của Hội đồng tư vấn y tế BabyCenter (Anh) cho rằng: “Mang thai không phải là thời gian để ăn kiêng. Thông thường, mẹ bầu nên tăng khoảng 25 đến 35pounds khi mang thai. Lượng calo tăng từ 2.100 khi bình thường lên 2.500 khi mang thai. Và cả mẹ và bé đều cần lượng calo này.

Nếu mẹ giảm cân, có thể dẫn tới việc thiếu hụt dinh dưỡng, rất có hại cho cả mẹ và bé. Thay vì cố gắng giảm cân trong khi đang mang thai, hãy sử dụng thời gian này để phát triển thói quen ăn uống lành mạnh. Điều đó tốt cho mẹ, cho bé và sẽ giúp đảm bảo mẹ không tăng cân nhiều hơn mức cần thiết trong suốt thai kỳ”.

Có an toàn cho bé nếu mẹ ngáy khi mang thai?



Nếu mẹ bầu có thói quen ngủ ngáy cần điều trị từ sớm

Nếu mẹ ngáy thường xuyên khi ngủ thì có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Thai nhi có đảm bảo được an toàn không?

Trả lời:

Bác sĩ James J. Herdegen – Giám đốc y tế của Trung tâm khoa học giấc ngủ tại Đại học Illinois ở Chicago (Mỹ) giải đáp: “Ngáy mãn tính (ít nhất một vài lần một tuần) có thể tác động tiêu cực đến thai kỳ và em bé trong bụng mẹ.

Bởi nếu mẹ bầu ngáy hầu hết các đêm, mẹ bầu có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ cao hơn so với các mẹ không ngáy khi ngủ. Khi mẹ ngưng thở liên tục, cơ thể sẽ nhận được ít oxy hơn và rất dễ rơi vào tình trạng thiếu oxy.

Ngưng thở khi ngủ trong thai kỳ có liên quan đến tỷ lệ phù nề cao hơn, buồn ngủ ban ngày, tăng huyết áp (huyết áp cao) và tăng đường huyết (đường huyết cao). Phụ nữ ngáy thường xuyên có tỷ lệ sinh mổ cao hơn và em bé nhẹ cân. Họ cũng có thể có nguy cơ trầm cảm cao hơn sau khi mang thai.
Hãy trao đổi với bác sĩ và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp với bản thân nếu tình trạng ngáy xuất hiện nhiều mẹ nhé. Điều trị kịp thời sẽ mang lại lợi ích sức khỏe tích cực cho cả mẹ và em bé.

Theo Babycenter     

Các cha mẹ có thể theo dõi thêm nhiều bài viết hữu ích khác bằng cách truy cập vào website http://mamanbebe.com.vn nhé!

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019


Mang thai lần đầu vào 18 – 20 tuổi khác biệt như nào so với khi mang thai ở độ tuổi 25 – 27. Độ tuổi nào sinh con đầu lòng là tốt nhất để không ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ sau này. Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học bang Ohio, Đại học Cornell, Đại học Wisconsin và Đại học Akron, tất cả đều ở Mỹ, nhằm mục đích kiểm tra mối liên quan giữa độ tuổi mà phụ nữ sinh con đầu lòng và sức khỏe của họ ở tuổi 40.

Gần 4.000 phụ nữ từ 15 đến 35 tuổi đã được lựa chọn để tham gia nghiên cứu. Họ được chia làm 3 nhóm, trong đó, nhóm 1 sinh con lần đầu trong độ tuổi 15 đến 19, nhóm 2 trong độ tuổi 20 đến 24 và nhóm 3 từ 25 đến 35.


Mẹ bầu mang thai khi quá trẻ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe lúc 40 tuổi

Các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm kiếm mối liên quan giữa tuổi khi sinh con lần đầu và sức khỏe tự đánh giá của chính bản thân người tham gia nghiên cứu bằng một câu hỏi duy nhất: “Nói chung, bạn đánh giá sức khỏe của bạn đang ở trạng thái nào? Tuyệt vời, rất tốt, tốt, bình thường hay kém?” với mức phản hồi từ 1 (kém) đến 5 (sức khỏe tốt nhất).

Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng: Phụ nữ sinh con sau 25 tuổi sẽ khỏe mạnh hơn khi họ 40 tuổi. Trong khi đó, những ca sinh nở đầu tiên ở tuổi thiếu niên (15 đến 19) và tuổi trưởng thành trẻ (20 đến 24) có liên quan đến sức khỏe tự đánh giá kém hơn ở tuổi 40.

Nguyên nhân của kết quả nghiên cứu được các nhà khoa học xác định là do ảnh hưởng lớn của tình trạng hôn nhân. Hầu hết thanh thiếu niên có con đầu lòng đều chưa lập gia đình. Và hơn hết, thể trạng chưa phát triển toàn diện khi vẫn đang ở độ tuổi dậy thì cũng là một phần lý do dẫn tới kết quả trên.


Mang thai sớm khiến mẹ cảm thấy yếu nhanh hơn

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu là điều kiện sống (bao gồm thu nhập cá nhân, nơi ở, lối sống, chế độ dinh dưỡng...), dân tộc, tôn giáo. Khi sinh con ở độ tuổi quá trẻ, khả năng làm việc và những thành tựu mẹ bầu đạt được đều thấp hơn do họ phải dành phần lớn thời gian để chăm con nhỏ.

Do vậy, thu nhập của họ cũng thấp hơn so với những phụ nữ cùng độ tuổi nhưng chưa sinh con và chính điều này ảnh hưởng sâu tới điều kiện sống không chỉ của mẹ mà còn của bé con vừa chào đời.
Mặc dù hiện nay đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho bà mẹ sinh con khi ít tuổi, nhưng nhìn chung, mang thai là một việc hệ trọng và mẹ cần thực sự suy nghĩ thấu đáo cũng như lên kế hoạch cẩn thận trước.


Hãy lựa chọn thời gian mang thai thật hợp lý để đảm bảo sức khỏe

Sự chuẩn bị bao gồm cả sức khỏe, điều kiện vật chất và tinh thần cho sự thay đổi lớn trong cuộc sống sau này sẽ không bao giờ là thừa với mẹ bầu. Sự chuẩn bị càng kỹ lưỡng bao nhiêu, mẹ bầu càng chủ động và giải quyết tình huống dễ dàng hơn.

Và sự chuẩn bị này cũng mang lại những điều tuyệt vời dành cho bé yêu không chỉ trong thời gian mẹ mang bầu mà còn trong những giai đoạn sau khi chào đời. Mẹ bầu hãy luôn làm những điều tốt nhất cho con yêu.

Theo NHS 

Truy cập vào website http://mamanbebe.com.vn để biết thêm nhiều tin tức hay bổ ích khác các mẹ nhé!

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Ốm nghén khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và không còn sức lực để làm bất cứ công việc gì. Hãy áp dụng ngay những liệu pháp được chuyên gia hướng dẫn sau đây để xoa dịu cơn ốm nghén mẹ nhé.

Ốm nghén khi mang thai



Ốm nghén khiến mẹ mệt mỏi trong các tháng đầu thai kỳ

Ốm nghén với các triệu chứng đặc trưng – mệt mỏi, buồn nôn và nôn trong thai kỳ là tình trạng rất phổ biến, ảnh hưởng đến phần lớn mẹ bầu trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Ốm nghén rất khó chịu. Khi bị ốm nghén, mẹ bầu có thể bị nôn nghén nhiều lần trong ngày, không chỉ riêng vào bất cứ thời gian nào. Nhiều mẹ không thể giữ bất cứ đồ ăn hay thức uống nào trong bụng.

Tuy vậy, ốm nghén là hiện tượng bình thường, chỉ gây ảnh hưởng nhiều đến mẹ bầu, không đặt thai nhi ở bất kỳ nguy cơ xấu nào và sẽ hết trong tuần 16 đến 20 của thai kỳ.

Chuyên gia tư vấn


Ốm nghén có thể kiểm soát được và không còn gây nhiều khó chịu cho mẹ bầu nếu áp dụng những biện pháp được chuyên gia hướng dẫn sau đây:

Tự chăm sóc


Hầu hết mẹ bầu bị buồn nôn và nôn khi mang thai có thể tự kiểm soát các triệu chứng của mình bằng các kỹ thuật tự chăm sóc bao gồm các việc làm sau:


  • Mẹ bầu thay đổi chế độ ăn từ ăn nhiều bữa lớn chuyển sang thường xuyên ăn nhiều bữa với lượng nhỏ thức ăn nhưng tuyệt đối mẹ bầu không được ngừng ăn

  • Ăn thức ăn có nhiệt độ bình thường hoặc lạnh, thay vì những thức ăn nóng, vì thức ăn lạnh không tỏa ra mùi mà những thức ăn nóng hay có, điều này có thể khiến mẹ bớt cảm thấy mệt mỏi bởi các mùi đặc trưng

  • Tránh các loại thực phẩm hoặc mùi khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi



Ốm nghén có thể được giảm thiểu nhờ các biện pháp được chuyên gia hướng dẫn

Liệu pháp bổ sung



  • Gừng


Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng có một số bằng chứng cho thấy bổ sung gừng có thể giúp giảm các triệu chứng ốm nghén bao gồm buồn nôn và nôn ở mẹ bầu. Cho đến nay, cũng không có bất kỳ báo cáo nào về tác dụng phụ được gây ra bởi uống nước gừng trong khi mang thai.

Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên trao đổi cẩn thận với bác sĩ trước khi quyết định bổ sung gừng trong chế độ ăn uống. Và mẹ cũng cần lựa chọn thật kỹ các sản phẩm gừng được sử dụng. Hãy mua từ một nguồn có uy tín, chẳng hạn như hiệu thuốc hoặc siêu thị để đảm bảo chất lượng sản phẩm.


  • Bấm huyệt


Tương tự như gừng, bấm huyệt trên cổ tay cũng có thể tạo hiệu quả trong việc giảm triệu chứng buồn nôn khi mang thai. Mẹ nên lựa chọn các cơ sở châm cứu, bấm huyệt với đội ngũ nhân viên lành nghề lâu năm để thực hiện công việc này.


  • Thuốc


Nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm với các phương pháp trên, sử dụng thuốc có thể sẽ được bác sĩ áp dụng cho mẹ bầu. Thuốc chống nôn được biết là an toàn trong thai kỳ, như Cyclizine, thường được bác sĩ khuyên dùng.

Một số thuốc kháng sinh như Histamine, thường được sử dụng để điều trị dị ứng cũng có tác dụng như thuốc chống nôn.

Khi nào mẹ nên nhập viện



Mẹ bầu có các triệu chứng bất thường khi ốm nghén cần nhập viện điều trị

Nhập viện có thể được bác sĩ đề nghị nếu mẹ có các biểu hiện:


  • Bị mất nước

  • Bị nôn mửa nghiêm trọng và không thể dung nạp được bất kỳ chất lỏng nào

  • Xét nghiệm máu có dấu hiệu bất thường

  • Mẹ bị sụt cân

  • Mẹ đang mắc một tình trạng bệnh chẳng hạn như một vấn đề về tim, thận hoặc bệnh tiểu đường

Điều trị ốm nghén trong bệnh viện


Thay vì sử dụng đường ăn uống như bình thường, bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp truyền tĩnh mạch để cơ thể mẹ được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết. Trong đó bao gồm cả thuốc chống ốm, thuốc chống nôn và vitamin B. Ngoài ra, mẹ bầu có thể được cung cấp thuốc ngăn ngừa máu đông, thuốc chống mất nước...

Mẹ bầu nên xuất viện sau khi các triệu chứng ốm nghén được cải thiện.

Chúc mẹ có thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Theo NHS 

Các mẹ có thể tham khảo thêm nhiều tin tức hữu ích tại http://mamanbebe.com.vn/

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019


Bánh mì nướng sẽ không còn là món ăn nhàm chán với các topping quen thuộc nếu mẹ áp dụng ngay những công thức chế biến cực chất dưới đây. Cùng vào bếp trổ tài ngay mẹ nhé! 

Bánh mì nướng cà chua


Thời gian chuẩn bị: 5 phút

Thời gian nấu: 15 phút

Mức độ: Dễ


Bánh mì nướng cà chua bắt mắt và dễ ăn

Chuẩn bị


8 quả cà chua chín vừa

Sốt ăn kèm tùy ý

Phô mai

Vụn bánh mì

4 lát bánh mì

Hành lá và tiêu đen

Mẹo chế biến


Mẹ nên chọn cà chua có nhiều kích cỡ to nhỏ đan xen, bỏ hạt, giữ vỏ

Bánh mì nên sử dụng bánh mì nâu, bánh mì nguyên chất sẽ có nhiều dinh dưỡng hơn

Sốt ăn kèm có thể là sốt tự làm hoặc sốt mayonnaise, tương cà ít ngọt, ít béo cho trẻ nhỏ

Thực hiện


Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 190°C

Rửa sạch cà chua, hành lá. Đối với cà chua, thái miếng theo hình tròn của quả. Đối với hành lá, thái nhỏ như khi nấu canh

Xếp cà chua trên một tấm nướng và đặt vào lò nướng. Rắc các loại thảo mộc khô và hành (nếu sử dụng) và nêm hạt tiêu đen lên trên. Nướng trong 10 phút, sau đó rắc vụn bánh mì và phô mai lên hỗn hợp cà chua. Nướng thêm 5 phút nữa thì tắt lò.

Bánh mì nướng xong đặt trên đĩa và cho cà chua đã nướng chín phía trên lên bánh mì. Rắc thêm một chút hạt tiêu đen và sau đó thưởng thức.

Bánh mì chuối và mơ


Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian nấu: 2 phút

Mức độ: Dễ


Bánh mì nướng chuối và mơ cực dễ làm

Chuẩn bị


2 lát bánh mì tròn, cắt làm đôi

80g phô mai mềm ít béo

40g mơ khô, xắt nhỏ

2 quả chuối, thái lát

Thực hiện


Bật lò nướng đến khi đủ độ nóng thì cho bánh mì vào nướng

Mỗi lát bánh mì chỉ nướng phần mặt cắt

Trộn phô mai mềm và quả mơ ít béo với nhau

Trải đều hỗn hợp trên các lát bánh mì

Chuối bỏ đầu và đuôi

Cắt lát phần thân chuối thành miếng có độ dày vừa phải

Đặt chuối đã cắt lát lên bánh mì được trải hỗn hợp phô mai và quả mơ

Kẹp lát bánh mì còn lại lên trên và thưởng thức.

Bánh mì kẹp thịt bò và đậu đỏ


Thời gian chuẩn bị: 15 phút

Thời gian nấu: 15 phút

Mức độ: trung bình


Bánh mì kẹp thịt bò và đậu đỏ đầy dưỡng chất

Chuẩn bị


1 củ hành tím nhỏ

210g đậu đỏ

250g thịt thăn bò

Vụn bánh mì

2 muỗng cà phê ớt bột nhẹ

1 quả trứng

1 muỗng cà phê bột cà chua

1 quả cà chua chín tới, kích thước trung bình trở lên

1 lá rau diếp hoặc xà lách

Bánh mì cắt lát

Thực hiện


Rửa sạch tất cả các loại rau, quả và thịt

Thái cà chua và hành tím theo lát

Đậu đỏ nấu qua với nước sôi trong 5 phút cho đến khi mềm để nghiền thành bột

Băm nhỏ thịt bò và trộn cùng với trứng, vụn bánh mì, bột ớt, bột cà chua và đậu đỏ

Định hình hỗn hợp và cho vào tủ lạnh ướp lạnh trong 5 phút

Cho hỗn hợp trên vào lò nướng trong 5 – 7 phút

Xếp rau diếp, cà chua, hành tím đã thái lát đặt trên một nửa chiếc bánh mì 

Thịt chín tắt lò, bỏ ra và đặt trên lát bánh mì đã có sẵn rau phía trên

Cho lát bánh mì còn lại lên trên hỗn hợp vừa xếp

Mang bánh đặt trên đĩa và thưởng thức

Bánh mì cá nướng


Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian nấu: 5 phút

Mức độ: Dễ


Bánh mì cá nướng ngọt thơm cho trẻ thưởng thức

Chuẩn bị


80g cá thu hun khói, bỏ da và vẩy

50g tôm bỏ vỏ và nấu chín

4 muỗng canh sữa chua Hy Lạp 0% chất béo

3 củ hành tây, rửa sạch và thái nhỏ

1 quả cà chua, rửa sạch và cắt nhỏ

½ quả dưa chuột trong đó 1/4 thái nhỏ và 1/4 thái lát

1 muỗng canh vỏ chanh, nghiền mịn

1 chút hạt tiêu đen

4 lát bánh mì nguyên hạt

Một ít cải xoong, rửa sạch

Thực hiện


Cho cá thu vào tô và nghiền bằng nĩa, loại bỏ xương. Thêm tôm (băm nhỏ nếu lớn), sữa chua, hành lá, cà chua, dưa chuột và vỏ chanh. Nêm với một ít hạt tiêu đen và khuấy mọi thứ với nhau.

Nướng bánh mì, sau đó phết hỗn hợp cá lên trên. Ăn với dưa chuột đã thái lát và cải xoong.

Chúc mẹ thực hiện thành công các công thức biến tấu bánh mì nướng ngon nhất cho trẻ ăn mãi không chán.

Theo NHS

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019


Vấn đề ăn uống của bé có rất nhiều điều khiến cha mẹ thắc mắc và khó khăn trong tháo gỡ. Đừng lo lắng bởi chuyên gia NHS sẽ giải đáp giúp cha mẹ những vấn đề đó ngay trong bài viết dưới đây. 

Đồ ăn nhẹ lành mạnh cho trẻ nhỏ là gì?



Hoa quả là sự lựa chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh cho bé

Bữa phụ hoặc đồ ăn vặt là những thứ khiến cha mẹ rất đau đầu trong việc chọn lựa. Bởi cần chọn các món ăn gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Và đây là các gợi ý từ chuyên gia:

Trái cây

Sữa chua nguyên chất

Các loại củ có thể ăn sống như dưa chuột...

Bánh mì nướng với phô mai, giăm bông, bơ đậu phộng và rau ăn kèm

Bánh quy giòn, bánh mì hoặc bánh gạo không chứa muối với phô mai và rau

Ngũ cốc không đường với sữa nguyên chất

Cha mẹ có thể kết hợp các nguyên liệu với nhau để tạo ra món ăn mới thường xuyên cho trẻ.

Các loại sữa trẻ nên tránh


Sữa đặc không phù hợp cho trẻ

Không phải tất cả các loại sữa đều phù hợp cho trẻ ăn. Cha mẹ không bao giờ nên cung cấp các loại sữa sau đây cho bé dưới một tuổi:

Sữa đặc (Sữa Ông Thọ)

Sữa khô (dưới dạng bánh hoặc sữa thô...)

Sữa dê hoặc sữa cừu (nhưng sẽ tốt khi sử dụng các loại sữa này khi nấu ăn cho bé, miễn là sữa đã được tiệt trùng)

Các loại đồ uống khác được gọi là "sữa", chẳng hạn như đậu nành, gạo, yến mạch hoặc đồ uống hạnh nhân

Sữa bò làm thức uống (nhưng sử dụng tốt trong nấu ăn)

Thực phẩm giàu chất xơ


Gạo lứt không phù hợp với trẻ dưới 5 tuổi

Chất xơ là một phần quan trọng của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Nhưng thực phẩm có chứa quá nhiều chất xơ (chẳng hạn như bánh mì, mì ống, gạo lứt và ngũ cốc ăn sáng nguyên hạt) lại không hẳn là tốt với bé bởi bé có thể cảm thấy no trước khi nhận được lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết khác.

Mẹ nên cho bé thử các loại thực phẩm giàu tinh bột khác nhau, nhưng không cho bé ăn các loại thực phẩm nguyên chất hoặc nhiều chất xơ trước khi bé được 5 tuổi. Bên cạnh đó, đảm bảo bữa ăn của bé đủ các nhóm dinh dưỡng đã được các chuyên gia khuyến nghị.

Đồ uống có đường hóa học


Tiêu biểu cho loại đồ uống này là nước ngọt, nước tăng lực, nước ép đóng chai... Mang hương vị ngọt ngào, trẻ em rất thích các loại nước này, có thể uống không biết điểm dừng và cao nhất là nghiện nước ngọt.


Nước ngọt không tốt cho sức khỏe của bé

Các loại nước chứa đường hóa học chắc chắn không tốt cho sức khỏe của trẻ. Uống đồ uống có đường làm tăng nguy cơ sâu răng cùng hàng loạt bệnh sức khỏe liên quan nếu sử dụng quá nhiều.

Cha mẹ có thể khắc phục tình trạng này bằng cách pha loãng đồ uống với nước, tăng lượng nước dần dần theo thời gian để giảm sự phụ thuộc của bé với nước ngọt và tiến tới dừng hẳn sự có mặt của đồ uống có đường trong bữa ăn của trẻ.

Nước và sữa nguyên chất là thức uống tốt nhất cho trẻ mới biết đi. Hãy đảm bảo trẻ được cung cấp các loại nước này đầy đủ mỗi ngày. Những lợi ích mà nước và sữa mang lại cho sức khỏe của bé không còn phải bàn cãi.

Chúc cha mẹ áp dụng thành công những thông tin về vấn đề ăn uống của bé trên đây.

Theo NHS

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

Thông tin hữu ích được chuyên gia tư vấn cho các chị em chưa mang thai lần nào nằm trong bài viết này. Tìm hiểu ngay thôi!

Dấu hiệu mang thai sớm


Đối với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng đều đặn, dấu hiệu mang thai sớm nhất và đáng tin cậy nhất là chậm kinh hoặc đôi khi, lượng kinh nguyệt ít hơn hẳn so với bình thường.
Một số dấu hiệu và triệu chứng mang thai sớm khác được liệt kê dưới đây. Mỗi người phụ nữ đều khác nhau và không phải tất cả phụ nữ sẽ nhận thấy tất cả các triệu chứng này.

Cảm thấy ốm khi mang thai


Mẹ bầu dễ ốm khi mang thai

Bạn có thể cảm thấy ốm và buồn nôn, và/hoặc nôn. Điều này thường được gọi là ốm nghén, có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày hay đêm. Đối với hầu hết phụ nữ bị ốm nghén, các triệu chứng bắt đầu khoảng sáu tuần sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng của họ.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nếu mẹ bầu ốm nghén cùng các hiện tượng lạ như nôn hết ra tất cả những món ăn, những thức uống thì đó là một tình trạng nghiêm trọng có thể là nghén gravidarum (HG) và cần điều trị. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ để kịp thời xử trí.

Cảm thấy mệt mỏi


Thường cảm thấy mệt mỏi, hoặc thậm chí kiệt sức khi mang thai, đặc biệt là trong 12 tuần đầu tiên hoặc lâu hơn. Sự thay đổi nội tiết tố diễn ra trong cơ thể vào thời điểm này có thể khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, xúc động và buồn bã.

Đau ngực


Ngực của chị em khi mang thai có thể trở nên lớn và mềm mại hơn. Các tĩnh mạch có thể được nhìn thấy rõ hơn và núm vú có thể trở nên tối màu và nổi bật.

Đi tiểu thường xuyên hơn 


Mẹ bầu có thể khó ngủ và buồn đi tiểu nhiều hơn thậm chí cả ban đêm

Chị em có thể cảm thấy cần đi tiểu (đi tiểu) thường xuyên hơn bình thường, kể cả vào ban đêm.

Các dấu hiệu mang thai khác mà bạn có thể nhận thấy là


  • Táo bón 


  • Tiết dịch âm đạo tăng lên mà không có bất kỳ đau nhức hoặc kích thích nào


Thay đổi xúc giác, khứu giác và vị giác


Trong thời kỳ đầu mang thai, chị em có thể thấy rằng các giác quan được tăng cường và một số thực phẩm hoặc đồ uống mà trước đây chị em thích trở thành thuốc chống nôn. Chị em có thể nhận thấy:
Một hương vị lạ trong miệng của bạn mà nhiều phụ nữ mô tả là kim loại


  • Chị em thèm những món ăn mới


  • Chị em có thể mất hứng thú với một số loại thực phẩm hoặc đồ uống mà trước đây rất thích - chẳng hạn như trà, cà phê hoặc thức ăn béo


  • Mất hứng thú với thuốc lá


  • Khứu giác nhạy cảm hơn bình thường - ví dụ với mùi thức ăn đang được nấu


Que thử thai


Que thử thai 2 vạnh cho kết quả mẹ đã mang bầu

Nếu mẹ thử thai và có kết quả dương tính (hai vạch), gần như chính xác là bạn đã mang thai. Nếu kết quả âm tính, trái ngược với những gì bạn nghĩ, hãy đợi một tuần và thử lại.

Trong thai kỳ, nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào khiến mẹ bầu lo lắng, hãy đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra. Chúc chị em có một thai kỳ an toàn và mẹ tròn con vuông.

Theo NHS

Popular Posts